Các mẫu biểu đồ chứng khoán là một công cụ giao dịch quan trọng nên được áp dụng trong chiến lược phân tích kỹ thuật của mọi trader. Dù là người mới bắt đầu hay là trader chuyên nghiệp, các mô hình biểu đồ vẫn đóng một phần không thể thiếu trogn việc tìm kiếm xu hướng và dự đoán các con sóng chuyển động của thị trường. Chúng có thể được sử dụng để phân tích tất cả các thị trường, từ forex, cổ phiếu, hàng hóa và nhiều thị trường khác.
Các mẫu biểu đồ chứng khoán được thảo luận trong bài viết này là các mẫu biểu đồ phổ biến, dễ nhận biết, và cần chú ý nhất khi sử dụng phép phân tích kỹ thuật để giao dịch trên thị trường tài chính. Hướng dẫn của topbrokervn.com về 11 mô hình biểu đồ chứng khoán quan trọng như sau đây có thể được áp dụng cho hầu hết các thị trường tài chính và đây có thể là một hướng đi tốt để bạn bắt đầu rèn luyện kỹ năng phân tích kỹ thuật.
Nội dung bài viết
1. Tam giác tăng dần
Mô hình tam giác tăng dần là một mô hình biểu đồ “tiếp diễn” đà tăng, báo hiệu thị trường có khả năng sẽ phá đỉnh tại nơi hội tụ các đường tam giác. Để vẽ mô hình này, bạn cần vạch một đường nằm ngang (đường kháng cự) trên các điểm kháng cự và vẽ một đường tăng dần (đường xu hướng tăng) dọc theo các điểm hỗ trợ.
2. Tam giác giảm dần
Không giống như mô hình tam giác tăng dần, mô hình tam giác giảm dần thể hiện rằng thị trường đang có xu hướng giảm giá. Đường hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự đang giảm dần, cho thấy nhiều khả năng giá sẽ phá đáy và rơi xuống sâu hơn.
3. Tam giác đối xứng
Đối với mô hình tam giác đối xứng, vị trí hai đường xu hướng bắt đầu giao nhau sẽ báo hiệu rằng thị trường sẽ đột phá theo một trong hai hướng. Đường hỗ trợ được vẽ trên xu hướng tăng và đường kháng cự được vẽ với xu hướng giảm. Mặc dù sóng đột phá có thể đi theo bất kỳ hướng nào trong hai hướng, nhưng thường thì giá sẽ nghiêng về xu hướng chung của thị trường.
4. Cờ đuôi nheo (pennant)
Mô hình cờ đuôi nheo có hình thái đặc trưng là bao gồm hai đường thẳng giao nhau tại một điểm xác định. Mô hình này thường được hình thành sau các cơn sóng tăng hoặc giảm mạnh, khi đó các trader sẽ tạm dừng tham gia thị trường và giá di chuyển tích lũy, ngay trước khi xu hướng tiếp tục theo cùng một chiều.
5. Cờ (Flag)
Mô hình cờ có hình dạng đặc trưng là một hình bình hành, trong đó các đường hỗ trợ và kháng cự chạy song song với nhau cho đến khi giá tăng hoặc giảm bứt phá khỏi mô hình. Hướng bứt phá thường là theo chiều ngược lại so với chiều dốc của các đường xu hướng, như vậy có nghĩa đây là một mô hình đảo chiều. Các bạn trader có thể tìm hiểu thêm về các mô hình biểu đồ đột phá tại topbrokervn.com.
6. Nêm (wedge)
Mô hình nêm cho thấy chuyển động giá thắt chặt dần giữa các đường hỗ trợ và kháng cự, và đây có thể là mô hình nêm tăng hoặc nêm giảm. Không giống như mô hình tam giác, mô hình nêm không có đường xu hướng ngang và đặc trưng bởi hai đường xu hướng tăng hoặc hai đường xu hướng giảm.
Đối với mô hình nêm giảm, giá có khả năng sẽ bứt phá qua ngưỡng kháng cự và đối với mô hình nêm tăng, giá có khả năng sẽ xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ. Nói cách khác, mô hình nêm là một mô hình đảo chiều vì sóng bứt phá chuyển động theo chiều ngược lại với xu hướng chung.
7. Đáy đôi (double bottom)
Mô hình đáy đôi có hình dáng tương tự như chữ W và vạch ra những thời điểm mà thị trường đã cố gắng xuyên thủng mức hỗ trợ đến hai lần nhưng không thành công. Đây là một mô hình đảo chiều vì mô hình này nêu bật sóng đảo ngược xu hướng. Sau hai lần “công phá” vùng hỗ trợ bất thành, thị trường chuyển sang xu hướng tăng.
8. Đỉnh đôi (double top)
Ngược với mô hình đáy đôi, mô hình đỉnh đôi có hình dáng giống như chữ M. Xu hướng thị trường đi vào giai đoạn đảo chiều sau khi không thể vượt qua ngưỡng kháng cự đến hai lần. Thị trường sau đó quay trở lại ngưỡng hỗ trợ và bắt đầu xu hướng giảm, xuyên thủng qua đường hỗ trợ.
9. Vai đầu vai (Head and shoulders)
Mô hình vai đầu vai có tác dụng dự đoán thị trường đảo chiều từ tăng thành giảm. Với hình thái đặc trưng bởi một đỉnh lớn với hai đỉnh nhỏ hơn ở hai bên, cả ba mức đỉnh này đều rơi về cùng một mức hỗ trợ. Thị trường sau đó có khả năng phá vỡ theo hướng giảm.
10. Đỉnh bầu (rouding top) hoặc đáy bầu (rouding bottom)
Mô hình đáy bầu (rouding bottom) hoặc mô hình cốc (cup) thường biểu thị xu hướng tăng giá, trong khi đó mô hình đỉnh bầu (rouding top) thường biểu thị xu hướng giảm giá. Trong hình ví dụ bên dưới, các bạn trader có thể vào lệnh bán ở giữa hình chữ U, qua đó lướt trên sóng xu hướng giảm theo sau khi giá xuyên thủng qua ngưỡng hỗ trợ.
11. Cốc và tay cầm (Cup and handle)
Mô hình cốc và tay cầm là một mẫu biểu đồ tiếp diễn nổi tiếng, có tác dụng báo hiệu xu hướng tăng. Mô hình này giống với mô hình đáy bầu ở trên, nhưng có một tay cầm xuất hiện sau vùng đáy bầu. Phần tay cầm có hình dạng giống như một lá cờ hoặc cờ đuôi nheo và sau khi chúng phát triển hoàn tất hình dạng, thị trường có thể sẽ đột phá theo xu hướng tăng.
Theo cmcmarkets