Trong giao dịch hàng hóa, đa phần mọi người thường quá chú trọng đến vấn đề phân tích, cho rằng thắng thua tất cả là do phân tích thị trường. Tuy nhiên phân tích chỉ là một trong 3 “trụ cột” chính trong giao dịch ở các thị trường tài chính. Dù rằng 1 nhà đầu tư phân tích rất tốt, tỷ lệ thắng cao mà quản lý vốn cũng như tâm lý không vững vàng thì vẫn thua lỗ dễ dàng.
Nội dung bài viết
Phân tích
Mục đích của việc phân tích là tìm điểm mua, bán vào thị trường với kỳ vọng về lợi nhuận đạt được. Trên thị trường tài chính thì có 2 trường phái phân tích là phân tích cơ bản (FA) và phân tích kỹ thuật (TA).
- Sử dụng phân tích cơ bản, tùy vào thị trường mà việc nhà đầu tư phân tích theo các hướng khác nhau, đối với chứng khoán thì là hoạt động của các doanh nghiệp, ngành nghề, đối với ngoại hối là phát triển kinh tế của các quốc gia, đối với thị trường hàng hóa là vụ mùa, thời tiết, nhu cầu sử dụng của từng loại hàng hóa.
- Sử dụng phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư phân tích dựa vào biến động giá cả của các mã, dự đoán sự tăng giảm của giá trong tương lai, có thể giao dịch chỉ dựa vào giá, khối lượng giao dịch hoặc áp dụng thêm các chỉ báo để đưa ra quyết định đầu tư.
Có nhà giao dịch hàng hóa chỉ theo đuổi 1 trong 2 trường phái, có nhà đầu tư phối hợp cả 2 trong giao dịch, cũng có người thành công, người thất bại, không có trường phái hay phương pháp giao dịch nào có tỷ lệ thành công là 100% cả.
Tùy vào mỗi người mà họ sử dụng những phương pháp giao dịch hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên khi áp dụng phải bao gồm các yếu tố: Tăng tính nhất quán trong giao dịch, có lịch sử giao dịch để theo dõi và hoàn thiện phương pháp.
Phân tích luôn là một trong những công việc quan trọng nhất trong tất cả các chiến lược đầu tư.
Quản lý vốn
Quản lý vốn là nhằm mục đích:
- Tránh được rủi ro cháy toàn bộ tài khoản
- Tối thiểu hóa phần thua lỗ
- Đảm bảo khả năng giao dịch trong tương lai
Trong đầu tư thì rủi ro là một yếu tố không thể tránh khỏi, và để tồn tại được lâu dài trên thị trường, mỗi nhà đầu tư cần phải quản lý vốn thật chặt chẽ, không được mạo hiểm số vốn mình bỏ ra. Mỗi nhà giao dịch hàng hóa sẽ có một quy tắc quản lý vốn riêng đối với tài khoản của mình, đặt ra con số thua lỗi tối đa trong một giao dịch. Đây là quy tắc để đảm bảo nguồn vốn của nhà đầu tư không bị hao hụt quá nhanh khi gặp những chuỗi thua liên tiếp.
Thông thường con số được nhiều nhà đầu tư lựa chọn là 2% tổng số vốn. Các nhà đầu tư thành công trên thị trường đều nhấn mạnh quản lý vốn là nhân tố chính để giao dịch thành công.
Tâm lý giao dịch hàng hóa
Tâm lý chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mỗi quyết định nhà đầu tư đưa ra trong giao dịch. Sức nặng của tâm lý tác động rất lớn đến mỗi quyết định vào lệnh của nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư đều đứng trước ảnh hưởng của tâm lý từ bên ngoài hoặc do chính bản thân tạo ra. Khi chúng ta vượt qua nó thì tâm lý sẽ tốt lên và cải thiện được khả năng giao dịch của bản thân.
Những cảm xúc mà chúng ta gặp phải trong giao dịch hàng hóa:
- Tham lam: Là cảm giác khi thị trường tăng hay giảm cũng muốn mình có lời, mua bán liên tục, không chốt lời khi có lãi, mua thêm khi giá đi theo chiều ngược lại,…
- Sợ hãi: Vào lệnh nhưng chưa chắc chắn, lệnh lỗ, thua liên tiếp nhiều lệnh,…
- Con bạc: Quyết ăn thua, kỳ vọng lấy lại được số tiền đã mất, đặt cược lớn vào lệnh chắc ăn,…
- Hưng phấn: Tự tin thái quá vào khả năng giao dịch của mình, tăng khối lượng và lỗ lớn.
Để vững vàng tâm lý thì nhà đầu tư cần phải trải qua rèn luyện, học thêm các kiến thức về phân tích, quản lý vốn,…