Thị trường forex khác với thị trường chứng khoán các tác nhân gây ảnh hưởng thường chỉ xoay quanh doanh nghiệp mà nhà đầu tư đang nắm dữ cổ phiếu. Với thị trường Forex, chúng ta đều biết rằng đây là thị trường có quy toàn cầu. Vậy nên, các tác nhân mang tầm vĩ mô sẽ gây ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường này. Sau đây là 3 tác nhân mà bạn cần lưu ý khi đầu tư vào thị trường Forex.
Nội dung bài viết
1. Các sự kiện chính trị
Bạn biết đấy, kinh tế và chính trị là 2 lĩnh vực luôn đi đôi và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một khi tình hình chính trị có biến động thì kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Nếu một quốc gia đang gặp phải sự biến động về chính trị, thì sự việc này sẽ là nguyên nhân khiến cho giá trị đồng tiền của quốc gia đó cũng bị sụt giảm theo.
Có một số sự kiện chính trị mà các nhà đầu tư Forex cần lưu ý như: các cuộc bầu cử, tình hình bất ổn xã hội, xung đột chính trị, các kỳ họp hoặc hội nghị thượng đỉnh, các phát biểu từ chính phủ các nước,…
Điển hình là các cuộc bầu cử, sự kiện kiện này luôn gây ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ của quốc gia đang có tranh cử. Bởi vì, mỗi người lãnh đạo đất nước sẽ có những tư tưởng, đường lối và chính sách khác nhau trong việc quản lý đất nước. Khi thay đổi một vị lãnh đạo đứng đầu một nước thì các chính sách cũng sẽ thay đổi theo điều này sẽ tác động đến nền kinh tế của đất nước đó. Nếu đó là một quốc gia có nền kinh tế có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của thế giới thì nó còn tác động đến nhiều đồng tiền khác nữa.
Một ví dụ điển hình hình chính là đất nước Hoa Kỳ với đồng tiền Đô-la là trở thành đồng tiền chung của thế giới, vậy nên những biến động chính trị của đất nước này chắc chắn sẽ khiến thị trường tiền tệ dậy sóng.
Xem thêm Tin tức chính trị – tin forex tại Investo
2. Thiên tai và dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường forex
Thoạt nhiên, khi nghe đến các vấn đề này nhiều người sẽ cảm thấy rằng nó chẳng liên quan đến thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, khi thiên tai và dịch bệnh xảy ra sẽ khiến cho cơ sở hạ tầng bị hủy hoại, hoạt động sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ. Thì đương nhiên, kéo theo đó là tình hình kinh tế của nơi đang có những tác nhân này diễn ra sẽ gánh chịu hậu quả không hề nhỏ.
Chúng ta có thể nhìn vào đại dịch Covid-19 hoành hành tại rất nhiều nước trên thế giới, khiến hàng triệu người thiệt mạng, các quốc gia buộc phải đóng cửa, hạn chế sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Điều này đã khiến cho nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng rơi vào tình trạng khốn đốn, ngay cả Hoa Kỳ, Anh, hay Pháp đều không thể tránh khỏi. Trong vòng chưa đầy đày 1 tháng, FED (Hoa Kỳ) đã phải 2 lần điều chỉnh lãi suất về mức gần bằng 0, đó là điều mà trước đây chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến.’
Cũng tại Hoa Kỳ – nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2005 đã gánh phải thiệt hại nặng nề từ con bão lịch sử Katrina. Khu vực phía nam tiểu bang Louisiana nơi cơn bão này hoành hành chính là một trong những trung tâm sản xuất dầu khí quan trọng của Hoa Kỳ, khiến cho hoạt động sản xuất ở đây buộc phải dừng lại và sơ tán công nhân viên ra khỏi khu vực này. Khả năng sản xuất dầu của khu vực này đã bị sụt giảm đến 78,98%, gây ra thiệt hại ước tính lên đến 100 tỷ USD. Điều này đã khiến cho giá dầu thô trên thị trường biến động mạnh theo chiều hướng tăng dần. Chẳng những gây ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, cơn bão này còn khiến cho hàng loạt các mặt hàng như: ngũ cốc, phân bón, sắt thép trên toàn cầu tăng giá theo đó.
3. Các cuộc chiến tranh
Cả chiến tranh quân sự hay chiến tranh thương mại đều là những tác nhân gây biến động cho thị trường Forex. Có thể kể đến gần đây nhất là cuộc chiến tranh thương mai Mỹ – Trung nổ ra 22/03/2018, nhằm ngăn chặn những hành vi mà phía Mỹ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD với hàng hóa từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Tình hình cuộc chiến này trở nay gây gắt hơn khi phía Trung Quốc có hành động hủy hợp đồng mua mặt hàng đậu tương của Mỹ.
Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết, và hơn thế nữa sự ảnh hưởng của nó không còn gói gọn trong phạm vi 2 nước tham chiến là Mỹ và Trung Quốc mà đã tác động lên nền kinh tế toàn cầu. Nó khiến cho tỷ giá giữa đồng NDT và USD liên tục biến động và đồng thời cũng ảnh hưởng đến các đồng tiền của các nền kinh tế có liên quan, điển hình là tỷ giá USD/JPY cùng tình hình thị trường chứng khoán gặp khó khăn khi bị tăng giá.
Xem tin nổi bật: