Thật không may là chúng ta không thể biết được khi nào bong bóng hình thành và nổ tung.
Đôi khi ta cố gắng nắm bắt những thông tin lớn, cũng nên cố gắng tránh những thông tin lớn tiếp theo chứ? Làm như vậy sẽ có lợi cho nhiều người hơn. Nhưng đó là nói dễ hơn làm.
Bằng kinh nghiệm, tôi sẽ đề cập đến một vài dấu hiệu cho thấy một cái gì đó trông thực sự tốt nhưng thực chất là thực sự xấu.
Nội dung bài viết
Phương tiện truyền thông là hàng đầu
Khi các phương tiện truyền thông đã đánh hơi thấy câu chuyện, họ sẽ dìm nó tới chết. Khi giá dầu leo thang, khi bất động sản bùng nổ tất cả đều có trên phương tiện truyền thông. Thời gian đó mọi người liên tục xem TV và báo mạng phải không?
Khi các cổ phiếu, tài sản đang tăng nhanh vượt cấp thì đó là một dấu hiệu cho thấy một bong bóng.
Sách
Một khi món tài sản hay thứ gì đó đang hot thì đi sau báo chí, truyền thông sẽ là những cuốn sách. Bạn có thể thấy rất nhiều quyển sách được ra đời trong thời kì bong bóng thị trường chứng khoán, bất động sản, các hội thảo ra mắt sách mới hoặc các diễn giả hô hào “không đọc sách này thì bạn mất cơ hội tỉ phú”…rất nhiều ví dụ.
Mọi người đều đang “nhảy vào”
Khi những người không biết gì về thị trường bắt đầu nghĩ rằng họ là chuyên gia, thì cũng đã đến lúc bắt đầu tìm cánh cửa thoát ra. Khi bạn bè, hàng xóm của bạn, đồng nghiệp hoặc tài xế taxi, nói cách khác, ai đó mà bạn biết rằng họ không biết gì về tiền bạc hay tài chính hay công nghệ, đang cho bạn những lời khuyên về việc mua gì, bán gì, nằm kèo gì, “ôm” món gì hãy xem đó là dấu hiệu.
Xu hướng thị trường không kéo dài mãi mãi, đám đông nhìn về lợi nhuận trong quá khứ và dự kiến chuyện tương lai. Rồi khi đám đông nhạo báng những người nói “đó là một bong bóng”. Tại sao? Người ta mua những thứ đã được định giá quá cao là bởi vì họ không biết hết nguy cơ. Sự tự tin của những người bỏ tiền vào bong bóng là rất lớn và bất cứ ai đặt câu hỏi nghi vấn “liệu đây có phải là bong bóng?” thường bị cười.
Nhìn mức giá quá khứ
Nếu biểu đồ giá quá khứ leo thang mạnh, rồi sau đó nó quay trở lại mức bình thường thì khả năng lớn là nó sẽ lại tăng mạnh hơn nữa. Tuy nhiên đôi khi giá cả có thể tăng đột ngột vì lý do chính đáng. Ví dụ, nếu một quốc gia sản xuất dầu bỗng xảy ra nội chiến và nguồn cung dầu ít hơn thì giá sẽ tăng lên, nhưng điều đó có lý do cơ bản, nhu cầu vẫn giữ nguyên và cung ít hơn. Nếu giá cả biến động nhanh mà không có những nguyên tắc cơ thì đó là dấu hiệu của bong bóng.
Tóm gọn
Khi giá hiện tại không hợp lý với giá trị thực tế thì có hai chiến lược. Tránh xa nó – giữ an toàn hoặc chơi theo nó – mua cao hi vọng bán cao hơn. Chấp nhận rủi ro bao nhiêu là tùy thuộc vào bạn.
Giá trị của một tài sản tuân theo cung và cầu tự nhiên. Giá cả tuân theo luật rừng, giết hoặc bị giết. Giá có thể vượt xa giá trị và duy trì ở đó trong một thời gian dài nhưng đôi khi thình lình rơi xuống mức mà nhiều người phải “tụt huyết áp”.