Nội dung bài viết
Thị trường forex là gì?
Giao dịch forex là mua bán trao đổi tiền tệ của các quốc gia trên thế giới. Giống như thị trường chứng khoán, mục tiêu cuối cùng của giao dịch forex là thu được lợi nhuận ròng bằng cách mua thấp và bán cao. Tuy nhiên, giao dịch forex có lợi thế hơn khi chỉ giao dịch trên một số cặp tiền tệ, không giống như trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần phải phân tích hàng nghìn công ty và lĩnh vực khác nhau.
Thị trường forex có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thế giới, vì vậy, tài sản forex được phân loại là tài sản có tính thanh khoản cao. Phần lớn các giao dịch forex bao gồm giao dịch spot, hợp đồng tương lai, swap và hợp đồng quyền chọn. Nhưng giao dịch forex cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như mức đòn bẩy cao có thể dẫn đến thua lỗ lớn.
Các nội dung quan trọng
- Sử dụng đòn bẩy cao có thể dẫn đến thua lỗ vượt quá mức đầu tư ban đầu của nhà giao dịch.
- Sự chênh lệch giá trị của tiền tệ do rủi ro lãi suất khác nhau có thể khiến giá forex biến động mạnh
- Rủi ro khi giao dịch là rủi ro tỷ giá hối đoái chênh lệch giữa thời điểm bắt đầu và thanh toán hợp đồng.
- Rủi ro từ bên thứ ba là rủi ro xuất phát từ sàn môi giới.
- Các nhà giao dịch forex cần xem xét rủi ro đến từ quốc gia phát hành tiền tệ, bao gồm đánh giá tình hình kinh tế chính trị và sự ổn định của quốc gia đó.
1. Rủi ro về mức đòn bẩy
Mọi giao dịch forex đều yêu cầu một khoản đầu tư nhỏ ban đầu gọi là ký quỹ để có thể sử dụng đòn bẩy giúp gia tăng lợi nhuận. Biến động giá nhỏ có thể dẫn đến việc dừng ký quỹ, yêu cầu nhà đầu tư trả thêm một khoản ký quỹ nếu muốn tiếp tục giao dịch. Khi thị trường biến động mạnh, sử dụng mức đòn bẩy cao sẽ dẫn đến thua lỗ lớn hơn khoản đầu tư ban đầu.
2. Rủi ro về lãi suất
Trong kinh tế vĩ mô cơ bản, lãi suất tác động đến tỷ giá hối đoái của các quốc gia. Nếu lãi suất của một quốc gia tăng, đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng giá trị do dòng tiền đầu tư vào tài sản của quốc gia đó tăng lên và đồng tiền có giá trị cao hơn sẽ hơn mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, tiền tệ của quốc gia có sẽ giảm giá trị khi các nhà đầu tư giảm đầu tư. Do mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái, sự chênh lệch giá trị của tiền tệ có thể khiến thị trường forex biến động mạnh.
3. Rủi ro khi giao dịch
Rủi ro khi giao dịch là rủi ro tỷ giá hối đoái chênh lệch giữa thời điểm bắt đầu hợp đồng và thời điểm thanh toán hợp đồng. Giao dịch forex diễn ra 24 giờ, vì vậy, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi trước khi các giao dịch kết thúc. Do đó, các loại tiền tệ có thể được giao dịch ở các mức giá khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong giờ giao dịch.
Chênh lệch giá giữa thời điểm bắt đầu so với thời điểm thanh toán hợp đồng càng lớn thì rủi ro khi giao dịch càng tăng. Bất cứ chênh lệch thời gian nào cũng sẽ dẫn đến rủi ro giao dịch, các cá nhân và tổ chức đầu tư sẽ phải đối mặt với chi phí giao dịch tăng lên.
4. Rủi ro từ bên thứ ba
Bên thứ ba trong giao dịch tài chính đến từ những những sàn môi giới cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư. Do đó, rủi ro từ bên thứ ba đề cập đến rủi ro do các sàn môi giới vỡ nợ. Trong giao dịch forex, các hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn sẽ không được sàn giao dịch hoặc cơ quan tài chính nào bồi hoàn. Đối với giao dịch giao ngay, rủi ro đến từ khả năng thanh toán của nhà tạo lập thị trường. Khi thị trường biến động mạnh, sàn môi giới có thể từ chối tuân thủ hợp đồng.
5. Rủi ro đến từ quốc gia phát hành tiền tệ
Khi cân nhắc các lựa chọn đầu tư vào forex, các nhà đầu tư cần đánh giá tình hình kinh tế chính trị và sự ổn định của quốc gia phát hành tiền tệ. Ở nhiều nước đang phát triển, tỷ giá hối đoái được cố định theo tính một quốc gia hàng đầu thế giới như đồng dollar Mỹ. Trong trường hợp này, các ngân hàng trung ương phải duy trì dự trữ thích hợp để giữ tỷ giá hối đoái ở mức cố định. Thâm hụt cán cân thương mại thường xuyên sẽ làm giảm giá trị của tiền tệ, dẫn đến khủng hoảng tiền tệ. Và điều này rất dễ dàng tác động đến giá cả và các giao dịch của thị trường forex.
Trong giao dịch forex, khủng hoảng tiền tệ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thanh khoản và rủi ro tín dụng, bên cạnh đó, làm giảm sức hấp dẫn của tiền tệ. Do tính chất đầu cơ của việc đầu tư, khi khủng hoảng tiền tệ diễn ra, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng rút dần khoản tiền đầu tư, làm giảm giá trị của loại tiền tệ đó. Những nhà đầu tư tiếp tục giao dịch sẽ gặp tình huống tài sản mất thanh khoản hoặc các sàn môi giới phá sản.
Cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á và Cuộc Khủng hoảng tiền tệ tại Argentina, khi đồng nội tệ của các nước sụp đổ chính là những ví dụ điển hình của khủng hoảng tiền tệ.
Tóm lược
Với một danh sách dài, các rủi ro của giao dịch dorex có thể khiến bạn thua lỗ nhiều hơn hơn dự kiến ban đầu. Do bản chất của giao dịch đòn bẩy, một khoản phí ban đầu nhỏ có thể dẫn đến thua lỗ đáng kể và tài sản kém thanh khoản. Hơn nữa, sự chênh lệch giá giữa các thời điểm giao dịch và các vấn đề chính trị có thể tác động lớn đến thị trường tài chính và tiền tệ của các quốc gia. Do thị trường forex có khối lượng giao dịch lớn nhất, nên sự rủi ro là hiển nhiên và có thể dẫn đến thua lỗ lớn khi giao dịch.
Theo investopedia