Ngày 11/4, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Minneapolis Neel Kashkari nhận định các đợt nâng lãi suất của Fed và khả năng thắt chặt tín dụng sau sự sụp đổ của hai ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank hồi tháng trước có thể gây suy thoái kinh tế. tuy nhiên, điều đáng quan tâm lúc này không phải là tránh suy thoái mà là bài toán hóc búa về lạm phát. Bởi lẽ để lạm phát duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng tồi tệ hơn đến thị trường lao động.
Nội dung bài viết
Kinh tế Mỹ có thể suy thoái, nhưng lạm phát cao đáng lo ngại hơn

Trong bài phát biểu tại đại học Montana State University, ông Kashkari cho rằng các hành động chính sách tiền tệ của Fed và sự thắt chặt các điều kiện tín dụng vì tình hình bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng có thể khiến nền kinh tế suy giảm, thậm chí là suy thoái. Tuy nhiên, ông Kashkari nhấn mạnh: “Chúng tôi (Fed) cần phải kiềm chế lạm phát. …Nếu chúng tôi không làm được điều đó, thì triển vọng việc làm sẽ thực sự khó khăn”.
Lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn đang ở mức thấp hơn lợi suất trái phiếu ngắn hạn. Hiện tượng này được gọi là sự đảo ngược của đường cong lợi suất và thường được xem là dấu hiệu cho một đợt suy thoái kinh tế sắp tới.
Ông Kashkari cho biết sự định giá trên thị trường trái phiếu phản ánh dự đoán rằng lạm phát sẽ giảm nhanh, qua đó cho phép Fed hạ lãi suất. Nhưng theo ông Kashkari, tình hình không được khả quan như thế. Quan chức này tin rằng lạm phát, hiện đang ở mức 5% theo thước đo ưa thích của Fed, sẽ giảm xuống khoảng 3,5% vào cuối năm nay, vẫn cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% của Fed.
Phần lớn các nhà hoạch định chính sách của Fed dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 3%-3,8% vào cuối năm nay, và mức dự đoán trung bình và 3,3%.
Những nhận định có thể cổ súy cho quan điểm diều hâu của FED và dẫn tới việc FED tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5 tới.
Phân tích kỹ thuật
Biểu đồ bốn giờ AUD/USD

Về mặt kỹ thuật, AUD/USD vừa ghi nhận sự bứt phá ra khỏi mô hình Cờ giảm trên biểu đồ bốn giờ. Một sự bứt phá như vậy sẽ dẫn đến những biến động lớn hơn của cặp tỷ giá.
Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 20 kỳ ở mức 0,6665 đang hoạt động như một rào cản đối với phe đầu cơ giá lên đồng dollar Australia.
Trái ngược với điều đó, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) (14) đã chuyển từ phạm vi giảm 20,00 – 40,00, sang phạm vi 40,00-60,00.
Trong thời gian tới, cặp tiền tệ sẽ tiếp tục xu hướng giảm, nếu phá vỡ qua mức thấp nhất của ngày 10/4 ở gần ngưỡng 0,6620. Điều này sẽ khiến đồng dollar Australia giảm xuống mức đáy của ngày 10/3 ở ngưỡng 0,6564, tiếp theo đó là mức hỗ trợ 0,6500.
Trong một kịch bản khác, việc cặp tỷ giá vượt qua mức cao ngày 7/4 ở ngưỡng 0,6691 sẽ đẩy đồng dollar Australia lên mức cao ngày 22/3 ở ngưỡng 0,6759. Việc phá vỡ lên trên các mức này sẽ tiếp tục đẩy cặp tỷ giá lên mức đỉnh của ngày 3/4 ở ngưỡng 0,6693.