AUD/USD đang trên đà đi xuống. Giai đoạn này cặp tỷ giá đang thu hút cầu bán. Tuy nhiên, đường xu hướng tăng dần nối từ đầu tháng 5 có tác dụng chặn lại xu hướng giảm trong ngắn hạn.
Nội dung bài viết
Phân tích kỹ thuật
AUD/USD vẫn tiếp tục đà giảm trong ngày thứ hai liên tiếp khi chạm đáy mới trong tuần quanh mức 0,6890 trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Tư.
Diễn biến mới nhất đã khiến phe bán đồng AUD tiếp tục giảm, phá thủng đường EMA 50 ngày và đường xu hướng dốc lên nối từ ngày 14/07. Các tín hiệu của chỉ báo RSI gần nhất và đường MACD chuẩn bị giao cắt giảm, AUD/USD có khả năng vẫn tiếp diễn đà giảm.
Tuy nhiên, đường hỗ trợ dốc lên nối từ ngày 12/05 gần mức 0,6880 có thể kiềm hãm lực bán ngắn hạn.Tiếp theo đó cặp tỷ giá sẽ gặp phải vùng giá 0,6765-60. Đây là vùng then chốt để xác nhận đà giảm hướng về mức đáy năm ở khoảng 0,6670.
Ở hướng ngược lại, kịch bản phục hồi chỉ xảy ra khi giá vượt qua đường EMA 50 ngày và đường hỗ trợ cũ trước đó, lần lượt xung quanh mức 0,6960 và 0,6970.
Mặc dù vậy, vị trí hội tụ của đường EMA 100 ngày và đường kháng cự dốc xuống nối từ ngày 20/04 gần vùng 0,7045-50 có vẻ sẽ là một mức giá khó phá vỡ đối với phe mua AUD/USD.
AUD/USD: biểu đồ hàng ngày
Xu hướng: dự kiến giảm
Các mức giá quan trọng
TỔNG QUAN | ||
Giá gần đây trong ngày | 0,6891 | |
Mức thay đổi trong ngày | -0,0029 | |
Mức thay đổi trong ngày (%) | -0,42% | |
Giá mở cửa trong ngày | 0,692 |
XU HƯỚNG | |
SMA 20 ngày | 0,6877 |
SMA 50 ngày | 0,6966 |
SMA 100 ngày | 0,7118 |
SMA 200 ngày | 0,717 |
CÁC NGƯỠNG GIÁ | |
Đỉnh ngày trước | 0,7034 |
Đáy ngày trước | 0,6912 |
Đỉnh tuần trước | 0,7033 |
Đáy tuần trước | 0,6879 |
Đỉnh tháng trước | 0,7033 |
Đáy tháng trước | 0,668 |
Fibonacci 38,2% trong ngày | 0,6959 |
Fibonacci 61,8% trong ngày | 0,6988 |
Điểm xoay trong ngày S1 | 0,6877 |
Điểm xoay trong ngày S2 | 0,6834 |
Điểm xoay trong ngày S3 | 0,6755 |
Điểm xoay trong ngày R1 | 0,6998 |
Điểm xoay trong ngày R2 | 0,7077 |
Điểm xoay trong ngày R3 | 0,712 |
Australia lần đầu tăng lãi suất 4 tháng liên tiếp
Ngày 2/8, Ngân hàng Dự trữ Australia (ngân hàng trung ương – RBA) đã quyết định nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, lên 1,85%. Mức tăng này đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi đưa ra mức lạm phát mục tiêu từ 2-3% vào năm 1990, RBA đã tăng lãi suất 4 tháng liên tiếp và đây cũng là giai đoạn RBA có tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất trong gần 30 năm qua.
Thống đốc Philip Lowe cho biết hành động tăng lãi suất là cần thiết trong bối cảnh lạm phát tiếp tục gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông lưu ý RBA đang theo dõi chặt chẽ thị trường bất động sản, hiện đang sụt giảm nhanh chóng kể từ lần tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 5/2022, sau hơn 2 năm RBA duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,1%. RBA cam kết cố gắng tạo ra sự cân bằng cung cầu bền vững hơn trong nền kinh tế Australia, hướng tới mục tiêu đưa lạm phát quay trở lại ngưỡng an toàn 2-3%.
Thống đốc Lowe cho rằng lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới, tuy nhiên quy mô và thời điểm tăng sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế thực tế và dựa trên đánh giá của Hội đồng quản trị về triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
Trong tháng 7 vừa qua, chỉ số giá trị nhà CoreLogic của 8 thành phố lớn nhất Australia đã giảm 1,4%, sau mức giảm 0,8% trong tháng 6 và giảm 0,3% trong tháng 5. Nhà kinh tế cấp cao Matthew Hassan của Ngân hàng Westpac nhận định sự điều chỉnh giá nhà có thể sẽ tiếp tục sâu và rộng hơn, khi RBA có xu hướng tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới và các điều kiện sẽ chỉ được cải thiện một khi các nhà hoạch định chính sách tin rằng mối đe dọa lạm phát đã qua đi.
FED: Kinh tế Mỹ có thể tránh khỏi suy thoái
Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại St Louis, ông James Bullard nhận định Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể tránh rơi vào suy thoái và hạ cánh mềm bằng cách đưa lạm phát xuống mức có thể chấp nhận được.
Ông Bullard nói: “Một cú hạ cánh mềm là khả thi ở Mỹ và EA (khu vực sử dụng đồng tiền euro)”. Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi sự “thay đổi” trong chính sách tiền tệ, khi các ngân hàng trung ương tích cực tăng lãi suất để làm chậm tình trạng tăng lạm phát, phải “được thực thi tốt”. Ông nói thêm một yếu tố quan trọng sẽ là quản lý kỳ vọng lạm phát.
Nếu thị trường và người tiêu dùng cho rằng giá tiếp tục tăng thì họ sẽ hành động phù hợp với tình hình, với cửa hàng tăng giá, mọi người đổ xô mua hàng trước khi giá tăng, và nhân viên đòi lương cao hơn, cùng nhiều thứ khác.