Trong phiên giao dịch vào thứ Ba (9/5), AUD/USD đã dao động quanh mức thấp gần ngưỡng 0,6775, sau khi giảm từ mức cao trong ngày. Cặp tỷ giá hiện đang có ngày giảm giá đầu tiên trong vòng bảy ngày qua do tâm lý thận trọng và lợi suất tốt hơn đã củng cố đà phục hồi của đồng USD trước thềm các cuộc đàm phán quan trọng về trần nợ công. Trong khi đó, ngân sách thường niên của Australia công bố trong ngày 9/5 cũng có ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá.

Nội dung bài viết
Bối cảnh cơ bản
Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng cặp tỷ giá là các số liệu thương mại yếu hơn dự kiến của Trung Quốc trong tháng 4, doanh số bán lẻ thấp hơn kỳ vọng của Australia và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Cán cân thương mại của Trung Quốc đã ghi nhận mức thặng dư 90,21 tỷ USD trong tháng 4, cao hơn mức dự kiến 71,6 tỷ USD và mức 88,19 tỷ USD trong tháng 3. Tuy nhiên, nếu tính theo đồng nhân dân tệ, thặng dư thương mại của Trung Quốc chỉ đạt 618,44 tỷ CNY, thấp hơn mức dự báo 637,16 tỷ CNY, dù vẫn cao hơn mức 601,01 tỷ CNY của tháng 3.
Trước đó, doanh số bán lẻ quý I/2023 của Australia đã ghi nhận mức giảm 0,6%, tệ hơn so với dự báo giảm 0,4% và mức giảm 0,2% trong quý trước đó. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 5 theo khảo sát của Westpac cũng giảm 1,7% so với tháng 4, ảnh hưởng đến tỷ giá AUD/USD.
Ngoài các dữ liệu bi quan từ Australia và Trung Quốc, AUD/USD còn hứng chịu sức ép từ tâm lý thận trọng trước thềm công bố ngân sách Australia và các cuộc đàm phán nâng trần nợ công tại Mỹ.

Dự kiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy của Đảng Cộng hòa, Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell của Đảng Cộng hòa và các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu tại Quốc hội trong ngày thứ Ba (9/5).
Trước cuộc họp, Reuters cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ đích thân gặp gỡ các nhà lãnh đạo tài chính và kinh doanh để giải thích tác động “thảm khốc” từ việc chính phủ vỡ nợ đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Ngoài ra, sức ép lên giá AUD/USD có thể đến từ sự cải thiện trong kỳ vọng lạm phát của Mỹ thể hiện qua tỷ lệ lạm phát hòan vốn 10 năm và 5 năm từ dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang chi nhánh St. Louis.
Những kỳ vọng về lần thặng dư ngân sách đầu tiên của Australia trong nhiều năm và những biện pháp có lợi cho người nộp thuế được dự báo có thể ngăn chặn đà giảm của AUD/USD.

Trong một diễn biến khác, cuộc khảo sát cho vay ngân hàng hàng quý của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy các tiêu chuẩn cho vay đang trở nên chặt chẽ hơn.
Ed Moya, Nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA ở New York, Mỹ cho rằng: “Cuộc khủng hoảng tín dụng có thể sẽ tiếp diễn. Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần trước, đồng thời tỏ ra thận trọng hơn so với các ngân hàng trung ương khác về triển vọng lãi suất trong tương lai”. Vì vậy, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai nhận thấy, Fed sẽ kiềm chế việc tăng lãi suất vào tháng 6 và quỹ liên bang sẽ giảm vào cuối năm. Phạm vi mục tiêu của Fed là từ 5% – 5,25%, tăng nhanh từ mức 0% kể từ tháng 3-2022.
Phân tích kỹ thuật cặp AUD/USD

Đồng USD tăng cao hơn so với các loại tiền tệ khác, khi các nhà đầu tư đang hướng tới dữ liệu lạm phát Mỹ để có cái nhìn tổng quan hơn về lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng nhẹ 0,18%, đạt mốc 101,39.
Rào cản DMA 100 ở khoảng 0,6790 kết hợp với chỉ báo đường RSI (14) gần như quá mua trên biểu đồ hàng ngày đang tạo ra những thách thức đối với các nhà đầu cơ giá lên của AUD/USD. Bổ sung thêm sức mạnh cho các rào cản này là khu vực nằm ngang bao gồm các cột mốc quan trọng từ giữa tháng 2, ở quanh khoảng 0,6800.