Cặp tỷ giá AUD/USD đang giao dịch quanh ngưỡng 0,6900. Phe bán có xu thế test lại mức này. Cặp tiền này cũng đang củng cố lại đà tăng trước đó. Cặp AUD/USD đã thoát khỏi mức đáy của tháng trong phiên giao dịch sáng nay trên thị trường Châu Á.
Nội dung bài viết
Phân tích kỹ thuật
Cặp tỷ giá AUD/USD vẫn nằm trong kênh giảm giá kéo dài một tuần qua sau khi quay đầu đảo chiều từ đường EMA 200. Cú thoái lui từ chỉ báo RSI (14) cũng là một tín hiệu có lợi cho phe bán.
Phe bán AUD/USD lại sắp chuẩn bị phá vỡ vùng hỗ trợ 0,6850. Vị trí này vừa là điểm đảo chiều của nhiều cây nến kể từ ngày 18/07, cũng vừa là mức thoái lui Fibonacci 61,8% của sóng tăng nối từ tháng 7 đến tháng 8. Tiếp theo sau đó, đường giới hạn dưới của kênh giá giảm gần mức 0,6790 có thể sẽ đóng vai trò như một điểm dừng trung gian trước khi phe bán hướng về mức đáy tháng trước gần 0,6680.
Ngoài ra, nếu AUD/USD phục hồi thì phe mua cần phải phủ nhận kênh giá giảm bằng cách phá vỡ rõ ràng lên trên ngưỡng 0,6940, đồng thời duy trì đà tăng vượt qua mức EMA 200 tại ngưỡng 0,6952.
Sau đó, vùng giá tâm lý 0,7000 và mức đỉnh đầu tháng tại 0,7048 sẽ thu hút sự chú ý của giới trader. Tuy nhiên, mức đỉnh tháng tại ngưỡng 0,7137 có thể sẽ là cột mốc khó vượt qua đối với phe mua AUD/USD
AUD/USD: Biểu đồ 4 giờ
Xu hướng: dự kiến giảm
Các mức kỹ thuật
GIÁ TRONG NGÀY | ||
Giá cập nhật | 0,6905 | |
Biến động giá | -0,0028 | |
Biến động % | -0,40% | |
Giá mở cửa | 0,6933 |
XU HƯỚNG | |
SMA 20 | 0,6978 |
SMA 50 | 0,692 |
SMA 100 | 0,7044 |
SMA 200 | 0,7137 |
CÁC MỨC QUAN TRỌNG | |
Cao nhất hôm qua | 0,6964 |
Đáy hôm qua | 0,6855 |
Cao nhất tuần trước | 0,7129 |
Thấp nhất tuần trước | 0,6858 |
Cao nhất tháng trước | 0,7033 |
Thấp nhất tháng trước | 0,668 |
Fibonacci 38,2% hôm nay | 0,6922 |
Fibonacci 61,8% hôm nay | 0,6896 |
Điểm xoay S1 | 0,6871 |
Điểm xoay S2 | 0,6809 |
Điểm xoay S3 | 0,6763 |
Điểm xoay R1 | 0,698 |
Điểm xoay R2 | 0,7026 |
Điểm xoay R3 | 0,7088 |
Chỉ số PMI sụt giảm
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global PMI, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ thu hẹp lại với tốc độ nhanh hơn dự kiến trong tháng 7. Ở mức 47,7 và 47,3, chỉ số PMI tổng hợp và dịch vụ thu hẹp với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 05/2020 và chỉ số PMI sản xuất mở rộng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 07/2020, chỉ ở mức 51,3. Tốc độ thu hẹp đang ở mức nhanh nhất kể từ sau đại dịch, theo đó tình trạng sụt giảm nhu cầu khách hàng và các đơn đặt hàng mới chính là nguyên nhân lớn nhất khiến dữ liệu PMI gây thất vọng.
Trong khi đó, thị trường đang chờ đợi diễn biến từ Hội nghị kinh tế Jackson Hole cuối tuần này. Tại đây Chủ tịch FED Jerome Powell sẽ có bài phát biểu tiết lộ về lộ trình tăng lãi suất sắp tới của FED. Trước đó, vào thứ Năm, chỉ số PCE cơ bản, thước đo lạm phát của FED, sẽ được công bố.
Mặc dù dữ liệu CPI “thông thường” đang có dấu hiệu chạm đỉnh, nhưng điều đáng lo là PCE và PCE cơ bản lại tăng trong tháng 7. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác cho thấy lạm phát tăng cao hơn vào ngày thứ Năm thì rất có thể giới trader sẽ đổ xô đặt cược vào kịch bản nâng lãi suất 0,75% vào tháng 9.
Đồng USD suy yếu
Các dữ liệu mới nhất từ Mỹ khiến đồng USD rơi khỏi ngưỡng cao nhất của 20 năm. Việc đồng USD giảm giá gần đây với các sự kiện quan trọng sắp tới từ Mỹ, thị trường sẽ không hào hứng mua vào đồng USD. Vì vậy, USD/JPY có khả năng sẽ thoái lui trước khi bước sang chặng tiếp theo lên mức cao hơn nếu PCE cơ bản tăng và buộc ông Jerome Powell phải miễn cưỡng nâng lãi suất lên cao hơn và đưa ra cảnh báo rằng nền kinh tế có khả năng đã suy thoái.