Trong nhiều năm, những người ủng hộ tiền kỹ thuật số đã nói về khả năng thay đổi thế giới của tiền kỹ thuật số và công nghệ blockchain. Dù vậy, với mỗi chu kỳ thị trường trôi qua, các dự án mới đến và đi, những tiện ích được hứa hẹn của các dự án “sử dụng được trong thế giới thực” này vẫn không thể đáp ứng được mong đợi của người dùng.
Dù phần lớn các token hứa hẹn sẽ giải quyết các vấn đề trong thế giới thực, nhưng chỉ một số ít đạt được điều này và những token khác chỉ là các khoản đầu tư mang tính đầu cơ.
Dưới đây là ba điều mà các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số thực sự có thể “làm” với đồng tiền của mình.
Nội dung bài viết
Cho vay
Có lẽ cách đơn giản nhất mà những người nắm giữ tiền kỹ thuật số có thể thực hiện được cũng là một trong những ứng dụng tiền tệ lâu đời nhất trong tài chính: cho vay.
Kể từ khi lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) bắt đầu hoạt động vào năm 2020, các cơ hội mà chủ sở hữu tiền kỹ thuật số có thể cho vay token của mình để đổi lấy phần thưởng đã tăng lên nhiều lần.
Các giao thức “Blue-chip” DeFi như Aave, Maker và Compound mang lại lợi nhuận hợp lý trong các stablecoin; và các giao thức ít được biết đến hơn thường cung cấp phần thưởng cao hơn nhằm nỗ lực thu hút thanh khoản.
Gần đây, lĩnh vực cho vay tiền kỹ thuật số đã mở rộng sang các lĩnh vực thường bị chi phối bởi tài chính truyền thống. Điều này đặc biệt đúng đối với bất động sản – nơi một số nền tảng thử nghiệm thế chấp và niêm yết dựa trên tiền kỹ thuật số đang đạt được thành công.
Các nền tảng như Vesta Equity và USDC.homes mới ra mắt cung cấp cho chủ sở hữu tiền kỹ thuật số cơ hội thế chấp tài sản của họ, để mua nhà trả góp hoặc cho những người muốn mua nhà vay, và đổi lấy lợi tức dài hạn.
Đào stablecoin
Một cách khác để sử dụng tiền kỹ thuật số là đào (Farming) các stablecoin. Thị trường tiền kỹ thuật số nổi tiếng với độ biến động cao và các giao dịch rủi ro cao, nhưng kiếm lợi nhuận từ stablecoin là một cách an toàn hơn để phát triển danh mục đầu tư mà không vướng phải các nguy cơ rủi ro như khi đầu tư vào Bitcoin và altcoin.
Trong các thị trường giá lên và giá xuống, cần có tính thanh khoản để các giao thức DeFi hoạt động bình thường, và việc tích hợp của các stablecoin trên các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung đã giúp thị trường trưởng thành và đủ thanh khoản.
Các nền tảng như Curve Finance, Beefy Finance và Trader Joe cung cấp lợi nhuận trên các nhóm thanh khoản stablecoin và tỷ lệ có thể lên tới 20% APY.
Các đề xuất chào bán no-loss token
Một cách khác để “sử dụng” tiền kỹ thuật số là tham gia vào các hoạt động chào bán token không tổn thất (no-loss) đang được ra mắt trên toàn hệ sinh thái.
Một ví dụ về chào bán no-loss token là các cuộc đấu giá parachain diễn ra trên mạng Polkadot (DOT) và Kusama (KSM). Trong dạng khởi chạy giao thức như thế này, các nhà đầu tư quan tâm đến việc hỗ trợ một dự án có thể khóa DOT hoặc KSM trong một khoảng thời gian xác định, như một hình thức bảo đảm hỗ trợ cho dự án.
Bằng việc khóa khoản đầu tư của họ vào hợp đồng thông minh của dự án, những nhà đầu tư này có thể nhận được token gốc của giao thức mới ra mắt. Sau khi giai đoạn khóa được chỉ định này hoàn tất, tổng số dư token được trả lại cho người đóng góp, có nghĩa là họ giữ lại các khoản nắm giữ ban đầu đồng thời cũng thêm tài sản mới vào danh mục đầu tư của mình.
Lockdrops là một ví dụ khác về loại hình chào bán no-loss token, gần đây đã được áp dụng trong quá trình ra mắt Astroport và Mars Protocol.
Lockdrops cũng được gọi là airdrop vì về mặt kỹ thuật chúng không giúp các dự án gây quỹ, mà chúng yêu cầu những người nhận token cam kết sẽ sử dụng token ở một mức độ nào đó trong tương lai. Trong khi airdrop chỉ phân phối token cho những người dùng tham gia, thì các lockdrops yêu cầu các bên quan tâm cần cam kết khóa một số thanh khoản – có thể được sử dụng bởi dự án trong lần khởi chạy đầu tiên.
Việc ra mắt Astroport bao gồm một giai đoạn khởi động thanh khoản mới, trong đó những người đóng góp có thể cung cấp các cặp bể thanh khoản (Liquidity Pool) để đổi lấy mức thưởng cao hơn. Sau khi khóa, phần thưởng một lần được phân phối cho người tham gia để nắm giữ, giao dịch hoặc sử dụng để tiếp tục cung cấp thanh khoản.
Các nhà cung cấp thanh khoản cũng nhận được phí giao dịch và các ưu đãi khác, tùy thuộc vào nhóm thanh khoản mà họ tham gia, như một cách để cải thiện chi phí cơ hội của việc cung cấp lượng thanh khoản đó.
Sau khi thời gian khóa theo thỏa thuận hoàn tất, người dùng có thể tự do bỏ thanh khoản.
Các đợt chào bán no-loss token mang lại cho những người nắm giữ tiền kỹ thuật số dài hạn cơ hội kiếm được các token của các giao thức mới ra mắt, đổi lấy lợi suất và lựa chọn token mà họ muốn tích lũy như phần thưởng.
Theo cointelegraph