Chẳng ai dễ dàng chấp nhận khi bị nói rằng mình sẽ không bao giờ giàu lên được. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của cuộc đời bạn là làm giàu thì bạn nên tham khảo những dấu hiệu này để sửa đổi ngay lập tức.
Nội dung bài viết
1. Bạn không giỏi tính toán
Trong cuộc sống, kiếm tiền và chi tiêu cũng giống như bạn giải toán học, bao gồm số tiền bạn kiếm được ở mỗi hợp đồng hay mỗi giờ lao động, bạn chi trả cho nhân công, thuế, sau đó tái đầu tư một phần lợi nhuận để tạo thu nhập mới. Đây thực sự là các phép cộng, trừ, nhân chia cơ bản và đó là tất cả những gì bạn cần, trừ khi bạn có một công việc phức tạp hơn. Những phép tính toán cơ bản nhưng cũng đòi hỏi bạn là người hiểu rõ số liệu, sắp xếp và đánh giá chính xác chính vì thế nếu không giỏi tính toán, bạn khó có thể giàu lên được.
2. Bạn tập trung vào tiết kiệm thay vì kiếm tiền
Tiết kiệm thay vì kiếm tiền là khác biệt giữa người làm việc để trở nên giàu có với những người cố gắng để không bị nghèo đói. Trên thực tế, bạn có thể tiết kiệm để không nghèo, nhưng không thể tiết kiệm để trở thành một người giàu có.
Cách duy nhất để trở nên giàu có là tăng thu nhập và đầu tư. Đây là một quy trình đơn giản: Bạn phải luôn luôn tìm cách tăng thu nhập, sau đó sử dụng số tiền ấy đầu tư vào những dự án khác giúp đem về thêm lợi nhuận. Quy trình này lặp đi lặp lại sẽ giúp bạn trở nên giàu có.
3. Bạn tiêu nhiều hơn là số tiền kiếm được
Nếu không muốn ngày nào đó trở nên nghèo khó, bạn nên học cách nhận biết và kiểm soát chi tiêu. Bí quyết giàu có của một số triệu phú là sống dưới mức thu nhập. Tuy nhiên điều này sẽ không dễ dàng nếu bạn có thu nhập dưới mức trung bình, còn các khoản vay tồn đọng hay phải hỗ trợ tài chính cho người khác.
Chẳng có gì xấu hổ nếu như bạn không có tiền mua một thứ đồ gì đó, hãy coi việc mình không có tiền là một động lực để bạn cố gắng hơn sau này.
4. Bạn lấy lời khuyên từ những người không thành công
Jim Rohn – Một diễn giả nổi tiếng đã từng nói rằng: “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn thân nhất”. Câu nói này phản ánh vô cùng chính xác vị trí cuộc sống của bạn.
Đừng quên rằng bạn là trung bình cộng của 5 người mà bạn tiếp xúc nhiều nhất trong cuộc sống. Vậy nên, nếu 4 người bạn thân thiết của bạn đều nghèo, bạn sẽ là người thứ 5. Các mối quan hệ xác định bạn là ai, chúng giúp bạn khám phá tiềm năng của mình hoặc ngược lại, cản trở bạn.
Joseph Carbone, chuyên gia tư vấn tài chính của Focus Planning Group cũng cho rằng: “Khi bạn giao du với những người tiêu cực, những người này luôn gặp lỗi với hoàn cảnh hoặc chi tiết hơn vãn cảnh, họ sẽ kéo đời bạn đi xuống.”
Hãy tìm kiếm những người mà bạn muốn giống họ, những người tự tin, biết khuyến khích bạn đi lên. Hãy dành nhiều thời gian tương tác với họ và họ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến bạn. Nên tìm một người cố vấn và thêm họ vào nhóm “5 người” của mình.
5. Bạn thiếu kỷ luật
Sự giàu có không thể đến qua một đêm, bởi vì để đạt được bất cứ điều gì, bạn cần phải có thời gian, sự tập trung và kỷ luật. Thành công là tổng hòa của những hành động nhỏ lặp đi lặp lại hàng ngày, trong một giai đoạn dài.
Phát triển tính tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó và cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình. Những người có kỷ luật sẽ luôn hoàn thành mọi việc, bất kể họ cảm thấy thế nào. Nếu bạn không thể làm chủ được hành động của mình, làm sao bạn có thể trông đợi trở thành chủ thế giới mình sống? Cái giá của sự kỷ luật ít hơn nhiều so với sự hối tiếc.
6. Bạn không có các khoản đầu tư
Đầu tư là cách nhanh nhất giúp bạn kiếm được nhiều hơn số tiền bạn chi ra. Chúng được chia ra làm hai loại: đầu tư chủ động và đầu tư thụ động. Bằng cách đầu tư thông minh bạn có thể thu được tiền lãi từ số tiền bạn đã làm ra để biến tài sản tăng nhanh một cách đáng kể.
7. Bạn không có những mục tiêu tài chính
Đối với những người đang dần trở nên giàu có, công việc của họ chính là làm giàu. Đó là ưu tiên số một của họ, họ lập ra những mục tiêu tài chính cụ thể và sau đó tiến hành công việc cần thiết để thực hiện nó. Nếu thiếu đi kế hoạch cụ thể, một mục tiêu tài chính chỉ đơn thuần là một ước mơ.
Mỗi người đều có những mục tiêu, mong muốn sẽ hoàn thành ở những giai đoạn khác của cuộc đời. Những mục tiêu này khó có thể đạt được nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng. Bất kỳ ai khi trưởng thành đều cần kế hoạch tài chính, bất kể khi đó có bao nhiêu tiền và bao nhiêu tuổi. Nếu có một kế hoạch tài chính cá nhân cụ thể và chi tiết nhất, bạn có thể tránh được tình cảnh thiếu thốn, căng thẳng, thậm chí bạn sẽ sống thoải mái và hạnh phúc hơn.
8. Bạn nghĩ người khác giàu nhờ vào may mắn
Bạn nghĩ rằng ai đó giàu nhờ vận may, hoặc họ không trải qua những khó khăn như bạn. Thực tế nhiều người còn ở hoàn cảnh khó khăn hơn bạn nhưng thành công nhờ vào làm việc chăm chỉ và cống hiến. Đừng quên, những người giàu không nhờ may mắn, còn bạn là nạn nhân của trí tưởng tượng của chính mình.
9. Bạn luôn tự bào chữa cho bản thân
“Đó không phải lỗi của tôi”, “Đó là sự thiếu công bằng”… Đây là những gì mọi người nói để bao biện cho sự thiếu thành công của họ. Nếu tất cả mọi người mà bạn gặp đều không đối xử với bạn theo cách bạn muốn, hãy lùi lại để nhìn vào mẫu số chung: đó là do bạn.
Những người thành công không tìm lời bào chữa, thay vào đó, họ tìm mọi cách để vượt qua những trở ngại thay vì bị đánh gục.
10. Bạn không chịu học hỏi liên tục
Học hỏi là một quá trình suốt đời, khoảnh khắc bạn ngừng lại, tức là bạn đã không còn lớn lên nữa, bạn mờ nhạt dần theo thời gian.
Diễn giả tạo động lực Jim Rohn từng nói rằng những người thành công nhất thế giới là người học hỏi trong suốt cuộc đời mình. Bởi họ hiểu được rằng trình độ giáo dục của họ quyết định chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy tự giúp mình trở nên tốt hơn. Giải pháp đơn giản nhất là kiểm tra xem năm vừa rồi bạn đọc bao nhiêu sách? Người bình thường đọc 1 cuốn mỗi năm, nhưng các CEO hàng đầu đọc 50 cuốn mỗi năm. Khi bạn đọc những câu chuyện về những nhân vật xuất chúng, cách họ đưa ra quyết định, cách họ tìm thấy niềm đam mê, đối mặt với khó khăn, thất bại… , bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều điều.
11. Bạn không thử nghiệm những điều mới mẻ
Bạn chỉ ôm suy nghĩ hy vọng cuộc sống sẽ thay đổi thế nào, nếu bạn không chịu thay đổi những điều mình làm? Hẳn nhiên sự thay đổi là đáng sợ, nhưng đó chính là khởi đầu cho những điều tốt đẹp có thể đang chờ đón mình.
Cần thúc ép bản thân bước vào những tình huống mới có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, sợ hãi phải đối mặt, bởi vì đó là nơi bạn có thể học hỏi nhiều hơn về bản thân mình, cũng như mong muốn của chính bạn.
12. Bạn sợ thất bại
Thất bại là điều không ai mong muốn cả. Càng sợ hãi thất bại, bạn sẽ càng bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để phát triển bản thân.
Không phải mà tự nhiên có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Thất bại là cơ hội để chúng ta nhìn lại, chiêm nghiệm và suy ngẫm. Khi có thể vượt qua những ngày khó khăn nhất của cuộc đời để làm lại từ đầu, đạt được những kết quả ít người có, thành công của bạn càng ấn tượng, đáng nể. Vì thế, đừng sợ hãi thất bại.
13. Bạn làm việc 40 tiếng một tuần, thậm chí ít hơn
Làm việc 40 tiếng một tuần tức là bạn làm việc chưa đủ. Những người thành đạt thường làm việc ít nhất 60 tiếng một tuần, thậm chí là 80 tới 100.
Tất cả chúng ta đều có 24 tiếng một ngày. Một số người sử dụng chúng để trở nên thành công, những người khác lại chọn phung phí. Không quan trọng bạn làm việc thông minh thế nào, nếu bạn muốn có kết quả tốt hơn, bạn cần phải làm việc nhiều hơn nữa.
14. Bạn được trả lương theo giờ
Nếu bạn được trả lương theo giờ, tức là bạn đã có một định mức giới hạn, một con số giới hạn về giờ mà bạn có thể làm trong ngày: tối đa 24 giờ, và bạn không được trả hơn thế. Giải pháp duy nhất là cần phải được thăng cấp.
15. Bạn chờ đợi phép màu
Bạn chơi xổ số, bạn hy vọng được thừa kế một khoản lớn, đầu bạn luôn nghĩ về việc mình sẽ tiêu số tiền (trong tưởng tượng) như thế nào…
Nếu cứ sống mãi trong thế giới tưởng tượng của bản thân, chờ đợi một phép màu xảy đến và không làm bất cứ điều gì để đạt được ước mơ, đồng nghĩa chúng ta đang tự tước đoạt cơ hội hoàn thành ước mơ của chính mình. Vì vậy, đừng chìm đắm mãi trong những giấc mơ, phải ngay lập tức hành động mới có thể biến ước mơ thành sự thật!