Nội dung bài viết
Bẫy giảm giá (bear trap) là gì?
Đầu tư là một công việc phức tạp, và có rất nhiều mánh khóe và cạm bẫy mà người mới bắt đầu có thể rơi vào. Bẫy giảm giá là một trong số đó. Bẫy giảm giá là một mô hình kỹ thuật xảy ra khi tín hiệu đảo chiều tăng giá bị báo hiệu thành tín hiệu giảm giá của cổ phiếu, chỉ số hoặc công cụ tài chính khác.
Do đó, cái bẫy là sự đảo ngược giả của xu hướng giá giảm. Bẫy giảm giá có thể cám dỗ các nhà đầu tư thực hiện các vị thế mua dựa trên dự đoán về các biến động giá không xảy ra.
Nội Dung Chính
- Bẫy giảm giá (bear trap) là một chỉ báo kỹ thuật sai về sự đảo chiều từ thị trường giảm giá sang thị trường tăng giá, có thể cám dỗ các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
- Điều này có thể xảy ra trong mọi loại thị trường tài sản, bao gồm cổ phiếu, hợp đồng tương lai, trái phiếu và tiền tệ.
- Bẫy giảm giá thường được kích hoạt bởi sự tụt giá khiến các nhà đầu tư mở bán khống, sau đó khi thị trường đảo chiều thành xu hướng tăng khiến người tham gia thị trường phải gánh lỗ bán khống.
Cách hoạt động của một bẫy giảm giá
Ở một số thị trường, có thể có nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu nhưng rất ít người bán sẵn sàng chấp nhận giá chào mua của họ. Trong trường hợp này, người mua có thể tăng giá chào mua của họ — mức giá mà họ sẵn sàng trả cho cổ phiếu. Điều này có thể sẽ thu hút nhiều người bán hơn vào thị trường, và thị trường tăng giá lên cao hơn do sự chênh lệch giữa áp lực mua và bán.
Tuy nhiên, khi cổ phiếu đã được giao dịch, chúng lập tức trở thành áp lực bán đối với cổ phiếu đó vì nhà đầu tư chỉ thu được lợi nhuận khi họ bán ra. Do đó, nếu quá nhiều người mua cổ phiếu sẽ làm giảm áp lực mua và tăng áp lực bán tiềm ẩn.
Để tăng nhu cầu và khiến giá cổ phiếu tăng, các tổ chức có thể đẩy giá xuống thấp hơn để thị trường có vẻ giảm giá. Điều này khiến các nhà đầu tư non tay bắt đầu bán cổ phiếu. Một khi cổ phiếu hạ giá, các nhà đầu tư quay trở lại thị trường, và giá cổ phiếu tăng cùng với sự gia tăng của nhu cầu.
Bẫy giảm giá ảnh hưởng như thế nào đến nhà đầu tư
Bẫy giảm có thể khiến người tham gia thị trường mong đợi sự sụt giảm giá trị của một công cụ tài chính, thúc đẩy việc thực hiện một vị thế bán trên tài sản. Tuy nhiên, giá trị của tài sản không đổi hoặc tăng trong trường hợp này và người tham gia buộc phải chịu lỗ.
Một bullish trader (nhà giao dịch ưa xu hướng tăng) có thể bán một tài sản đang giảm giá để giữ lại lợi nhuận trong khi một bearish trader (nhà giao dịch ưa xu hướng giảm) có thể cố gắng bán khống tài sản đó với ý định mua lại sau khi giá đã giảm xuống một mức nhất định. Nếu xu hướng giảm đó không bao giờ xảy ra hoặc đảo ngược sau một khoảng thời gian ngắn, sự đảo chiều của giá được xác định là bẫy giảm giá.
Những người tham gia thị trường thường dựa vào các mô hình kỹ thuật để phân tích xu hướng thị trường và đánh giá các chiến lược đầu tư. Các nhà giao dịch kỹ thuật cố gắng xác định bẫy giảm giá và tránh chúng bằng cách sử dụng nhiều công cụ phân tích khác nhau bao gồm Fibonacci hồi quy, chỉ báo dao RSI và chỉ báo về khối lượng giao dịch. Những công cụ này có thể giúp các nhà giao dịch hiểu và dự đoán liệu xu hướng giá hiện tại của chứng khoán có thực chất và bền vững hay không.
Bẫy giảm giá và bán khống
Gấu (bear) là một nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch trên thị trường tài chính tin rằng giá của một chứng khoán sắp giảm. Bear cũng có thể tin rằng xu hướng chung của thị trường tài chính có thể đang suy giảm. Chiến lược đầu tư khi giá giảm thu lợi nhuận từ sự giảm giá của tài sản và một vị thế bán khống thường được mở để thực hiện chiến lược này.
Vị thế bán khống là một kỹ thuật giao dịch vay cổ phiếu hoặc hợp đồng tài sản từ một nhà môi giới thông qua một tài khoản ký quỹ. Nhà đầu tư bán các tài sản đã vay đó với ý định mua lại chúng khi giá giảm xuống, thu lợi nhuận từ việc giảm giá. Nếu một nhà đầu tư khi giá giảm xác định không chính xác sự sụt giảm của giá, rủi ro mắc bẫy giảm giá sẽ tăng lên.
Người bán khống bắt buộc phải đặt lệnh mua khi giá tăng để giảm thiểu thiệt hại. Sự gia tăng sức mua này khiến giá lại lên cao hơn nữa, có khả năng tiếp tục thúc đẩy đà tăng. Sau khi người bán khống hoàn thành các lệnh mua cần thiết để bảo vệ các vị thế bán khống của họ, đà tăng của tài sản có xu hướng giảm.
Người bán khống có nguy cơ tăng tối đa khoản lỗ hoặc kích hoạt lệnh dừng ký quỹ khi giá trị của chứng khoán, chỉ số hoặc công cụ tài chính khác tiếp tục tăng. Nhà đầu tư có thể giảm thiểu thiệt hại do bẫy bằng cách đặt những lệnh cắt lỗ khi thực hiện lệnh thị trường.
Theo investopedia