Báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất cho thấy tốc độ gia tăng lạm phát tổng thể và lạm phát lõi của Hoa Kỳ trong tháng 6 đã giảm đáng kể. Nhiều người tham gia thị trường kỳ vọng Bitcoin có thể được hưởng lợi từ dữ liệu này. Nhưng thực tế lại không như họ mong đợi.

Theo báo cáo được công bố vào cuối ngày 12/7, lạm phát tháng 6 của Hoa Kỳ đã giảm so với dự báo. Đây vốn được coi là tin tức đáng hoan nghênh cho các nhà đầu tư Bitcoin (BTC), nhưng có vẻ thị trường đang diễn biến khác với những gì họ kỳ vọng.
Thực tế, giá BTC đã nhanh chóng tăng vọt lên gần mức 31.000 USD sau báo cáo, nhưng đợt tăng này không kéo dài quá lâu. Tại thời điểm viết bài, BTC đã giảm xuống dưới ngưỡng 30.500 USD, giảm hơn 1% so với trước khi dữ liệu CPI được công bố.
Báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm từ mức tăng 4% trong tháng 5. Lạm phát lõi chỉ tăng 4,8% sau khi duy trì trên mức 5% vào đầu năm 2023.
Lạm phát cao là một trong những nguyên nhân khiến giá BTC lao dốc từ mức đỉnh gần 70.000 USD vào tháng 11 năm 2021 xuống các mức hiện nay. Do đó, lạm phát giảm đáng lẽ phải là một tin tốt với thị trường tiền số. Nhưng dường như thị trường đã không phản ứng tích cực với dữ liệu này. Dưới đây là một số nguyên nhân.
Nội dung bài viết
Cục Dự trữ Liên bang (FED)
Một trong những điều được các nhà đầu tư quan tâm nhất lúc này là chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Hãy nhớ lại năm 2021. Thời điểm đó, FED khẳng định lạm phát chỉ là “tạm thời” và do đó không cần phải thực hiện bất cứ hành động nào.
Nhận xét về dữ liệu CPI mới nhất, chuyên gia kinh tế Nick Timiraos của The Wall Street Journal đã nhắc lại các báo cáo lạm phát tháng 7 và tháng 8 năm 2021 và dự đoán rằng nhiều khả năng dữ liệu lạm phát tiếp theo sẽ tăng trở lại. Do đó, ông Timiraos không cho rằng FED sẽ bị ảnh hưởng bởi dũ liệu lạm phát mới nhất mà thay đổi lộ trình tăng lãi suất trong năm 2023.
Giao dịch Bitcoin liên quan tới vụ Silk Road

Dữ liệu on-chain rạng sáng ngày 13/7 (theo giờ châu Á) cho thấy hai ví được cho là thuộc về chính phủ Hoa Kỳ và liên kết với các khoản nắm giữ Bitcoin bị tịch thu từ vụ án Silk Road đã chuyển 9.825 BTC (trị giá 301 triệu USD) trong ba giao dịch riêng biệt. Áp lực bán đó có thể đã áp đảo các tin tức tích cực về lạm phát.
Kỳ vọng lạm phát của Hoa Kỳ sụt giảm
Giá Bitcoin đã tăng hơn 20% kể từ giữa tháng Sáu. Mặc dù chất xúc tác cho mức tăng này được cho là do BlackRock cùng một số công ty quản lý tài sản lớn khác nộp hồ sơ xin phê duyệt quỹ ETF Bitcoin giao ngay, nhưng một phần nguyên nhân khác là do các nhà đầu tư đã dự đoán trước về việc lạm phát tháng 6 của Hoa Kỳ sẽ giảm xuống. Như ông Timiraos đã lưu ý thêm, các nhà quan sát đã nói về CPI hạ nhiệt trong một thời gian khá dài trước khi báo cáo được công bố.
Các thị trường truyền thống
Có lẽ điều gây thất vọng lớn hơn cả cho phe bò BTC là các thị trường truyền thống dường như đã hoàn toàn chấp nhận những dữ liệu lạm phát mới nhất. Chỉ số đồng đô la Mỹ giảm hơn 1%, phản ánh chính xác những gì các nhà đầu tư có thể mong đợi khi lo ngại về lạm phát và khả năng FED tăng lãi suất trong tương lai đang giảm dần. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 13 điểm cơ bản (0,13%) xuống 3,84% và lợi suất trái phiếu kho bạc hỳ hạn 2 năm giảm xuống 4,74%.
Và trong khi Bitcoin chìm trong sắc đỏ vào thứ Tư (12/7), thì cả Nasdaq và S&P 500 đều tăng khoảng 1% và đạt mức cao mới mọi thời đại.

Các chuyên gia kêu gọi dòng vốn mới
Giá Bitcoin đã tăng lên gần mức 31.000 USD sau khi dữ liệu CPI được công bố, nhưng sau đó đã thoái lui trở lại. Theo Yann Allemann, nhà đồng sáng lập Glassnode kiêm Giám đốc điều hành của Swissblock Technologies, “sự biến động tức thì trước dữ liệu CPI” xuất hiện khi khi các nhà giao dịch (có thể là cá voi) đặt các bức tường mua và bán để ngăn chặn sự biến động mạnh.
Hơn nữa, Allemann quan sát thấy rằng có thể không có bất kỳ đợt tăng giá hữu cơ nào đối với Bitcoin do tất cả các cập nhật vĩ mô đã được dự đoán trước nhưng giá Bitcoin vẫn không thay đổi. Do đó, ngành công nghiệp tiền số cần một sự cải tổ để thu hút dòng vốn mới chảy vào. Mặc dù cơn sốt liên quan tới ETF Bitcoin giao ngay đang dần biến mất, nhưng một sự phát triển tích cực trong lĩnh vực này có thể có thể mang lại động cơ mới cho thị trường.
Hành động giá BTC cũng đã truyền cảm hứng cho sự suy đoán về một vòng quay sắp tới, nơi vốn tràn từ loại tài sản này sang loại tài sản khác. Theo một số chuyên gia, Bitcoin đã giữ vững vị thế của mình trong khi các altcoin bị ảnh hưởng. Giờ đây, các yếu tố kinh tế vĩ mô đã được định giá và sự hưng phấn của thị trường như mùa metaverse, giao dịch đầu cơ và cơn sốt NFT Ordinals đã phai nhạt, có vẻ như Bitcoin không còn đủ các yếu tố thuận lợi để duy trì động lượng tăng giá.