Thị trường tài chính toàn cầu một lần nữa lại lao dốc trong phiên giao dịch ngày 10/6, sau khi báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cho thấy lạm phát nước này trong tháng 5 đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái – mức cao nhất kể từ năm 1981.
Số liệu CPI nóng hơn dự đoán đã dẫn đến việc Bitcoin mất ngưỡng hỗ trợ 30.000 USD và giảm xuống mức thấp trong ngày tại 28.852 USD, trước khi phe mua bắt đáy, đẩy giá vượt lên trên ngưỡng 29.000 USD.

Dưới đây là những gì một số nhà phân tích trên thị trường nói về viễn cảnh của Bitcoin trong tương lai, khi mà lạm phát có vẻ vẫn chưa hạ nhiệt, góp phần củng cố quyết tâm nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Nội dung bài viết
Tương lai Bitcoin sẽ rất tồi tệ nếu không giữ được ngưỡng 29.300 USD
Dữ liệu từ TradingView cho thấy giá Bitcoin đã giảm 600 USD sau khi số liệu CPI tháng 5 của Mỹ được công bố.
Trái ngược với kỳ vọng rằng giai đoạn lạm phát tồi tệ nhất đã qua, chỉ số CPI tháng 5 của Mỹ đã lên tới 8,6% – mức cao kỷ lục kể từ năm 1981.
Bitcoin đã ngay lập tức đã bị tác động, khi thị trường dường như chùn bước trước viễn cảnh FED sẽ tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát.
Theo Bloomberg, các nhà giao dịch hiện đang định giá cho ba đợt nâng lãi suất lần lượt vào tháng 6, tháng 7 và tháng 9, với mức tăng 50 điểm cơ bản mỗi lần.
Hiện tại, các nhà giao dịch Bitcoin đang đưa ra các ngưỡng giá khác nhau cho Bitcoin, khi đồng tiền số này giao dịch bên trong phạm vi hẹp hiện tại. Theo chuyên gia phân tích Michaël van de Poppe, khu vực mấu chốt là quanh 29.300 USD.
“Hãy xem Bitcoin đang phản ứng như thế nào ở mức hỗ trợ này,” ông Michaël van de Poppe viết trên bài đăng Twitter mới đây. “Nếu giá Bitcoin tụt xuống dưới ngưỡng này, mọi thứ sẽ rất tồi tệ.”
Trong khi đó, nhà bình luận nổi tiếng WhalePanda cảnh báo các nhà đầu tư đang hoảng sợ hãy cân nhắc lại việc phân bổ Bitcoin của mình trước các điều kiện vĩ mô hiện nay. “Bán phá giá Bitcoin vì lạm phát cao hơn dự đoán là một trong những điều ngớ ngẩn nhất mà bạn có thể làm,” người này viết.
Trong số các bình luận khác trên mạng xã hội, Anthony Pompliano, nhà đồng sáng lập Morgan Creek Digital đã mô tả chính sách tiền tệ của Mỹ trong thời gian gần đây là “vô kỷ luật”, gọi lạm phát là một “cuộc khủng hoảng quốc gia”.

Đồng USD mạnh tạo thêm áp lực cho Bitcoin
Trái với hầu hết các tài sản, đồng USD không bị ảnh hưởng bởi dữ liệu CPI.
Dữ liệu chỉ số U.S Dollar Index (DXY) mới nhất cho thấy xu hướng giảm trước đó đã đảo chiều tăng mạnh, và lạm phát nóng hơn sẽ chỉ góp phần gia tăng thêm quỹ đạo này.
Việc đồng bạc xanh mạnh lên sẽ là một rào cảm cho Bitcoin nói riêng và các tài sản rủi ro nói chung trước khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa vào tuần tới.
Tại thời điểm viết bài, DXY đang ở mức 103,9 điểm, gần với mức đỉnh của 20 năm là 105 được ghi nhận vào tháng trước.

Nhận định về ảnh hưởng của dữ liệu CPI mới nhất đối với hai thước đo của thị trường tài chính là chỉ số DXY và chỉ số S&P 500, tài khoản Twitter il Capo of Crypto đã đăng tải các biểu đồ sau, và lưu ý rằng “sau khi dữ liệu CPI được công bố, chỉ số DXY tiếp tục tăng và chỉ số S&P 500 tiếp tục rơi tự do. “

Nhà phân tích thị trường Kevin Svenson cũng cho rằng việc FED không có khả năng kiềm chế lạm phát có vẻ sẽ chuyển thành biến động giá trong năm tới.
Khả năng Bitcoin mất ngưỡng 28.000 USD
Theo nhà giao dịch tiền số có tài khoản Twitter là Altcoin Sherpa, nếu giá Bitcoin tiếp tục có xu hướng lao dốc, khả năng đồng tiền số này mất ngưỡng 28.000 USD là có thể xảy ra.

Altcoin Sherpa nhận xét, “đã lâu rồi mới thấy các đường trung bình động hàm mũ (EMA) đẹp như thế này trên biểu đồ giá Bitcoin trên khung thời gian 4 giờ. Nhưng cấu trúc thị trường nói chung trên các khung thời gian dài hơn vẫn là xu hướng đi xuống. Không nên có hành động gì ngay bây giờ mà chỉ nên quan sát. Có vẻ giá sẽ giảm xuống vùng 28.000 USD nếu không giữ được khu vực hiện tại.”
Bitcoin cần lấy lại ngưỡng 30.000 USD để ngăn chặn đà giảm
Nhà phân tích thị trường có tài khoản Twitter là CrediBULL Crypto đã cung cấp cái nhìn sâu hơn về khả năng tránh được đợt thoái lui về vùng 28.000 USD. Người này đã đăng biểu đồ cho thấy mức thoái lui từ khu vực 30.000 USD, đồng thời gợi ý rằng đây “là thời điểm mà chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng.”

CrediBULL Crypto chỉ ra rằng giá Bitcoin đã 4 lần thử ngưỡng hỗ trợ này vì thế nhiều khả năng giá sẽ thoái lui về 28.000 USD. Nếu Bitcoin có thể trở lại trên ngưỡng 30.000 USD, thì có thể tránh được việc giá rơi về mức 28.000 USD.”
Tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số hiện ở mức 1,192 nghìn tỷ USD và tỷ lệ thống trị của Bitcoin là 46,6%.
Theo cointelegraph