Giao dịch chủ động là hành vi mua và bán chứng khoán dựa trên các biến động ngắn hạn để thu lợi nhuận từ các biến động giá trên biểu đồ chứng khoán ngắn hạn. Tâm lý trong chiến lược giao dịch chủ động khác với chiến lược mua và giữ dài hạn của các nhà đầu tư thụ động. Các nhà giao dịch chủ động tin rằng những chuyển động ngắn hạn và việc nắm bắt xu hướng thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận.
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để thực hiện chiến lược giao dịch chủ động, mỗi phương pháp có môi trường thị trường thích hợp và rủi ro vốn có trong chiến lược. Dưới đây là bốn trong số các chiến lược giao dịch chủ động phổ biến nhất và chi phí tích hợp của mỗi chiến lược.
Nội dung bài viết
Các điểm chính
- Giao dịch chủ động là một chiến lược “đánh bại thị trường” thông qua việc xác định xu hướng và thời điểm mở các giao dịch, thường là giao dịch ngắn hạn.
- Trong giao dịch chủ động, có một số chiến lược chung có thể được sử dụng.
- Giao dịch trong ngày, giao dịch theo vị thế, giao dịch swing và giao dịch scalping là bốn phương pháp giao dịch chủ động phổ biến.
-
Giao dịch trong ngày (day trading)
Giao dịch trong ngày có lẽ là phong cách giao dịch chủ động nổi tiếng và phổ biến nhất. Giao dịch trong ngày, như tên gọi của nó, là phương thức mua và bán chứng khoán ngay trong ngày. Các vị thế được đóng trong cùng ngày chúng được mở và không có vị thế nào được giữ qua đêm. Theo truyền thống, giao dịch trong ngày được thực hiện bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp, chẳng hạn như các chuyên gia hoặc nhà tạo lập thị trường. Tuy nhiên, giao dịch trên mạng lưới điện tử đã làm chiến lược giao dịch này tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà giao dịch mới.
Thực tế: Giao dịch chủ động là một chiến lược phổ biến cho những người đang cố gắng đánh bại hầu hết những nhà giao dịch khác trên thị trường.
-
Giao dịch theo vị thế
Một số nhà giao dịch thực sự coi giao dịch theo vị thế là một chiến lược mua và giữ chứ không phải giao dịch chủ động. Tuy nhiên, giao dịch theo vị thế, khi được thực hiện bởi một nhà giao dịch có kinh nghiệm, có thể là một hình thức giao dịch chủ động. Giao dịch theo vị thế sử dụng các biểu đồ với khung thời gian dài (từ khung thời gian ngày đến tháng) và kết hợp với các phương pháp khác để xác định xu hướng của thị trường hiện tại. Kiểu giao dịch này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần và đôi khi lâu hơn, tùy thuộc vào xu hướng.
Các nhà giao dịch theo xu hướng xác định các đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn để xác định xu hướng của một chứng khoán. Bằng cách nhảy vào và cưỡi trên “làn sóng”, các nhà giao dịch theo xu hướng hưởng lợi từ cả sự tăng và giảm của các biến động thị trường. Các nhà giao dịch theo xu hướng tìm cách xác định hướng đi của thị trường, nhưng họ không cố gắng dự báo bất kỳ mức giá nào. Thông thường, các nhà giao dịch theo xu hướng “đu” theo sóng sau khi nó đã tự thiết lập và khi xu hướng bị phá vỡ, họ thường thoát khỏi vị thé. Điều này có nghĩa là trong những giai đoạn thị trường có nhiều biến động, giao dịch theo xu hướng khó khăn hơn và vị thế của nó nói chung bị giảm xuống.
-
Giao dịch Swing (lướt sóng)
Khi một xu hướng phá vỡ, các nhà giao dịch swing thường tham gia vào giao dịch. Khi kết thúc một xu hướng, thường có một số biến động về giá khi xu hướng mới cố gắng thiết lập. Các nhà giao dịch mua hoặc bán khi biến động giá bắt đầu. Các nhà giao dịch swing thường tạo ra một bộ quy tắc giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc cơ bản.
Các quy tắc hoặc thuật toán giao dịch này được thiết kế để xác định thời điểm mua và bán chứng khoán. Mặc dù thuật toán giao dịch theo kiểu swing không nhất thiết phải chính xác và dự đoán được đỉnh hoặc đáy của biến động giá, nhưng nó cần thị trường di chuyển theo hướng này hay hướng khác. Một thị trường giao dịch theo một phạm vi giá hoặc đi ngang là một rủi ro đối với các nhà giao dịch theo kiểu lướt sóng.
-
Giao dịch scalping
Scalping là một trong những chiến lược nhanh nhất được các nhà giao dịch chủ động sử dụng. Về cơ bản, nó đòi hỏi việc xác định và tận dụng chênh lệch giá mua-bán cao hay thấp hơn một chút so với bình thường do sự mất cân bằng tạm thời trong cung và cầu.
Người giao dịch theo scalping không cố gắng tận dụng các biến động lớn hoặc giao dịch khối lượng lớn. Thay vào đó, họ tìm cách tận dụng các biến động nhỏ thường xuyên xảy ra, với khối lượng giao dịch trung bình. Vì mức lợi nhuận trên mỗi giao dịch là nhỏ, những người giao dịch theo scalping tìm kiếm các thị trường có thanh khoản cao để tăng tần suất giao dịch của họ. Không giống như các nhà giao dịch theo kiểu swing, các nhà giao dịch scalping thích các thị trường yên tĩnh không dễ bị biến động giá đột ngột.
Chi phí cho các chiến lược giao dịch
Có một lý do tại sao các chiến lược giao dịch chủ động chỉ được sử dụng bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Việc có một sàn môi giới nội bộ không chỉ giúp giảm chi phí liên quan đến giao dịch tần suất cao mà còn đảm bảo thực hiện giao dịch tốt hơn. Hoa hồng thấp và khớp lệnh tốt là hai yếu tố cải thiện tiềm năng lợi nhuận của các chiến lược.
Thường phải mua phần cứng và phần mềm tốt để thực hiện thành công các chiến lược này. Ngoài dữ liệu thị trường theo thời gian thực, những chi phí này làm cho việc giao dịch chủ động hơi bị hạn chế đối với nhà giao dịch cá nhân mặc dù không hoàn toàn là không thể giao dịch được.
Đây là lý do tại sao các chiến lược thụ động, theo quan điểm mua và giữ, đưa ra mức phí và chi phí giao dịch thấp hơn, cũng như phải chịu thuế thấp hơn trong trường hợp bán một vị thế đang có lãi. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch thụ động không thể đánh bại thị trường vì họ nắm giữ chỉ số thị trường rộng. Các nhà giao dịch tích cực tìm kiếm ‘alpha’, với hy vọng rằng lợi nhuận giao dịch sẽ vượt quá chi phí và tạo ra một chiến lược dài hạn thành công.
Tóm lại
Các nhà giao dịch chủ động có thể sử dụng một hoặc nhiều chiến lược đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, trước khi quyết định tham gia vào các chiến lược này, nên cân nhắc các rủi ro và chi phí liên quan đến từng chiến lược.
Theo investopedia