Nội dung bài viết
Độ biến động là công cụ hữu dụng đối với trader khi tìm kiếm các cơ hội giao dịch tốt nhằm đón đầu đà bứt phá.
Hình tham khảo
Độ biến động là đại lượng đo lường mức dao động giá tổng thể trong một khoảng thời gian nhất định và giới trader thường dùng thông tin này để phát hiện ra các vùng giá có tiềm năng đột phá.
Có một số chỉ báo có thể giúp bạn đánh giá mức biến động hiện tại của một cặp forex nào đó.
Các chỉ báo này sẽ rất hữu ích khi dùng để tìm kiếm cơ hội giá bứt phá.
Đường trung bình động
Đường trung bình động có lẽ là chỉ báo phổ biến nhất được các nhà giao dịch forex sử dụng và mặc dù đây là một công cụ đơn giản nhưng nó cung cấp những dữ liệu rất có giá trị.
Nói một cách đơn giản, đường trung bình động đo lường mức chuyển động trung bình của thị trường trong một khoảng thời gian X có độ dài bất kỳ.
Ví dụ: nếu bạn vẽ đường SMA 20 lên biểu đồ hàng ngày thì đường này sẽ biểu diễn mức chuyển động giá trung bình trong 20 ngày qua.
Có các loại đường trung bình động khác như đường trung bình động hàm mũ và đường trung bình động tỉ trọng tuyến tính, nhưng bài viết này sẽ không đi sâu vào chủ đề đó.
Dải Bollinger
Dải Bollinger là công cụ cực kỳ hữu dụng trong việc đo lường độ biến động vì đó chính là công năng thuần túy của công cụ này.
Dải Bollinger về cơ bản là 2 đường được vẽ dựa trên 2 độ lệch chuẩn trên và dưới đường trung bình trong một khoảng thời gian X có độ dài bất kỳ.
Như vậy, nếu bạn chọn độ dài quãng thời gian là 20 thì biểu đồ sẽ hiển thị đường SMA 20 và hai đường khác.
Một dòng sẽ được vẽ ra +2 độ lệch chuẩn phía trên và đường còn lại sẽ được vẽ ra -2 độ lệch chuẩn bên dưới.
Khi dải này co lại thì đó là tín hiệu cho thấy rằng độ biến động đang ở mức THẤP.
Khi dải này nới rộng ra thì đó là tín hiệu cho thấy rằng độ biến động đang ở mức CAO.
Hình tham khảo
Khoảng biến động trung bình (ATR)
Chỉ báo biến động cuối cùng là khoảng biến động trung bình, hay được gọi là ATR.
ATR là một công cụ đo lường biến động rất hữu dụng vì chỉ báo này cho trader biết vùng giá giao dịch trung bình trên thị trường trong khoảng thời gian X có độ dài bất kỳ.
Về cơ bản, ATR dùng vùng giá của cặp tiền tệ, tức là khoảng cách giữa mức đáy và đỉnh trong khung thời gian đang xét, sau đó vẽ ra đường đó dưới dạng đường trung bình động
Vì vậy, nếu bạn chọn ATR ở mức “20” trên biểu đồ hàng ngày thì đường này sẽ biểu diễn phạm vi giao dịch trung bình trong 20 ngày qua.
Hình tham khảo
Khi ATR giảm thì đó là dấu hiệu cho thấy độ biến động đang giảm.
Khi ATR tăng thì đó là dấu hiệu cho thấy độ biến động đang tăng.
Chỉ cần nhớ rằng ATR là một chỉ báo biến động, KHÔNG PHẢI là một chỉ báo định hướng.
Công cụ này sẽ hữu dụng nhất khi được dùng như một chỉ báo kỹ thuật để giúp xác nhận xem tâm lý chung trên thị trường đang có xu hướng muốn bứt phá khỏi vùng giá hay không.