Cách đọc biểu đồ hình nến – Ý chính cần lưu ý:
- Biểu đồ hình nến có sự khác biệt rất lớn so với biểu đồ thanh mà chúng ta thường thấy.
- Các trader thường ưa dùng biểu đồ hình nến cho hoạt động giao dịch trong ngày bởi chúng cho thấy cái nhìn trực quan về các mức giá.
- Các trader cần hiểu rõ và nắm vững các thông tin, thành phần quan trọng trong biểu đồ hình nến. Mục đích chính là để các trader có thể dễ dàng áp dụng phân tích biểu đồ hình nến vào các chiến lược giao dịch của bản thân.

Nội dung bài viết
Biểu đồ hình nến là gì?
Biểu đồ hình nến hiểu đơn giản là tập hợp của các thanh nến đơn. Trader có thể hiểu được hành động giá từ các thông số trên thanh nến. Hành động giá trên biểu đồ hình nến liên quan đến việc xác định giá mở cửa và giá đóng cửa trong một giai đoạn. Cũng như mức giá cao và thấp trong một khoảng thời gian cụ thể.
Hành động giá sẽ cung cấp cho các trader tất cả các manh mối về xu hướng và các đợt đảo chiều của thị trường tài chính. Ví dụ: các nhóm thanh nến có thể hình thành các mô hình thường thấy trên khắp các biểu đồ forex. Và chúng có thể chỉ ra sự đảo chiều hoặc tiếp tục kéo dài của các xu hướng. Các thanh nến cũng có thể tạo ra các mô hình đơn lẻ giúp xác định các điểm mua hoặc bán trên thị trường.
Giai đoạn trong biểu đồ nến phụ thuộc vào khung thời gian trader định sẵn. Khung thời gian phổ biến là khung thời gian hàng ngày. Qua đó, nến sẽ mô tả giá mở cửa, đóng cửa và mức giá cao – thấp trong ngày. Các thành phần khác nhau của nến có thể giúp bạn dự báo giá có thể đi đến đâu. Ví dụ: nếu cây nến có giá đóng cửa thấp hơn nhiều so với giá mở cửa, điều đó có thể cho thấy giá sẽ giảm thêm.
Giải thích về các thanh nến trên biểu đồ hình nến
Hình ảnh dưới đây cho thấy thiết kế của một thanh nến điển hình. Có ba điểm cụ thể (mở, đóng, bóng nến) được sử dụng để tạo ra một biểu đồ hình nến về giá. Các điểm đầu tiên cần xem xét là giá mở cửa và đóng cửa của nến. Những điểm này xác định nơi giá của tài sản bắt đầu và kết thúc trong một khoảng thời gian đã định sẵn và chúng sẽ tạo nên thân nến. Khi nhìn vào biểu đồ, mỗi cây nến sẽ mô tả sự biến động của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn xem biểu đồ hàng ngày, mỗi cây nến riêng lẻ sẽ hiển thị thông tin mở, đóng, bóng nến trên và dưới của những ngày đó.

Giá mở cửa:
Giá mở cửa mô tả mức giá đầu tiên được giao dịch trong quá trình hình thành nến mới. Nếu giá bắt đầu có xu hướng đi lên, nến sẽ chuyển sang màu xanh lá cây hoặc xanh lam (màu sắc thay đổi tùy thuộc vào cài đặt của biểu đồ). Nếu giá giảm nến sẽ chuyển sang màu đỏ.
Giá cao:
Phần trên cùng của bóng nến trên/bóng trên cho biết mức giá cao nhất được giao dịch trong giai đoạn theo dõi. Nếu không có bấc/bóng phía trên, điều đó có nghĩa là giá mở hoặc giá đóng cửa là giá cao nhất trong phiên.
Giá thấp:
Giá thấp nhất được giao dịch là giá ở dưới cùng của bóng nến dưới/bóng dưới. Và nếu không có bấc/bóng dưới thì giá thấp nhất được giao dịch giống với giá đóng cửa hoặc giá mở của nến tăng.
Giá đóng cửa:
Giá đóng cửa là giá cuối cùng được giao dịch trong khoảng thời gian hình thành nến. Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở, nến sẽ chuyển sang màu đỏ mặc định trong hầu hết các gói biểu đồ. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ có màu xanh lá cây hoặc xanh lam (cũng phụ thuộc vào cài đặt biểu đồ).
Bóng nến:
Một thành phần quan trọng tiếp theo của một thanh nến là bấc, còn được gọi là ‘bóng’. Những điểm này rất quan trọng vì chúng cho thấy các đỉnh của biến động giá trong một khoảng thời gian cụ thể trên biểu đồ. Có thể nhanh chóng xác định bóng nến do chúng mỏng hơn so với phần thân của cây nến. Đây là nơi thể hiện mức giá cao và thấp trong một phiên giao dịch. Các thanh nến có thể giúp các trader theo dõi các động lực của thị trường và tránh xa các mức giá đỉnh/đáy.
Hướng:
Hướng của giá được biểu thị bằng màu sắc của nến. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thì hướng của nến sẽ di chuyển lên trên và nến sẽ có màu xanh lá cây (màu của nến phụ thuộc vào cài đặt biểu đồ). Nếu nến màu đỏ, thì giá đóng cửa dưới mức mở.
Độ dài nến:
Khoảng chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất của một cây nến là độ dài của nó. Bạn có thể tính mức chênh bằng cách lấy giá trên cùng của bóng nến phía trên và trừ cho giá ở dưới cùng của bóng nến phía dưới. (Độ dài nến = điểm cao nhất – điểm thấp nhất).
Một khi đã nắm được các kiến thức về nến và hiểu rõ các đặc điểm cơ bản, các trader sẽ dễ dàng sử dụng biểu đồ này khi phân biệt đường xu hướng, mô hình giá và sóng Elliot.
Sự khác nhau giữa Biểu đồ thanh và Biểu đồ nến
Như bạn có thể thấy từ hình ảnh bên dưới, biểu đồ hình nến mang lại lợi thế khác biệt so với biểu đồ thanh. Biểu đồ thanh không trực quan như biểu đồ nến và cũng không phải là mẫu hình nến hoặc mô hình chứng khoán. Ngoài ra, các cột trong biểu đồ thanh khiến bạn khó hình dung giá đã di chuyển theo hướng nào.

Hướng dẫn đọc hiểu biểu đồ hình nến
Có nhiều cách khác nhau để sử dụng và đọc biểu đồ hình nến. Phân tích biểu đồ hình nến phụ thuộc vào chiến lược giao dịch và khung thời gian ưa thích của bạn. Một số chiến lược tập trung vào tận dụng sự hình thành nến trong khi những chiến lược khác thiên về việc nhận dạng các đặc điểm về giá của chứng khoán.
Giải thích về sự hình thành các thanh nến đơn
Các thanh nến riêng lẻ có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết về sức mua/bán của thị trường hiện tại. Có nhiều loại nến như Hammer (Búa), shooting star (ngôi sao băng), và hanging man (người treo cổ). Tất cả các loại nến đều cung cấp các manh mối về tiềm năng và sự thay đổi trong xu hướng của thị trường chứng khoán.
Như bạn có thể thấy từ hình ảnh bên dưới, nến Hammer chỉ ra sự đảo chiều trong xu hướng thị trường. Hình dạng của nến Hammer có bóng dài phía dưới với thân nhỏ. Giá đóng cửa của nó cao hơn giá mở cửa. Từ hình dáng của nến Hammer có thể nhận biết thời điểm thị trường đang đi xuống với sự áp đảo của phe bán, người bán liên tục đẩy giá xuống nhưng phe mua được hỗ trợ và giữ giá bán không tụt sâu thêm nữa. Đó là một tín hiệu tăng giá để tham gia thị trường, thắt chặt cắt lỗ hoặc đóng một vị thế bán.
Các trader có thể tận dụng sự hình thành của nến Hammer bằng cách thực hiện một giao dịch mua một khi đóng cửa phiên với nến Hammer. Nến Hammer nhìn chung mang lại thuận lợi do các trader có thể thực hiện hoạt động “xiết” giá cắt lỗ (cắt lỗ có rủi ro với số pip cực nhỏ). Lệnh chốt lời nên được thiết lập theo cách đảm bảo tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận ở mức dương. Vì vậy, mức chốt lời thường lớn hơn mức cắt lỗ.

Nhận diện mô hình giá thông qua các thanh nến
Biểu đồ hình nến giúp các trader nhận ra các mô hình giá. Bằng cách nhận ra các đặc điểm này, chẳng hạn như mô hình Nhấn chìm tăng trưởng hoặc mô hình Tam giác, bạn có thể tận dụng chúng như các tính hiệu để vào hoặc thoát khỏi thị trường.
Ví dụ, trong hình ảnh bên dưới, chúng ta có mô hình giá nhấn chìm tăng trưởng. Tình trạng nhấn chìm trong xu hướng tăng là sự kết hợp của một cây nến đỏ và một cây nến xanh lam “nhấn chìm” toàn bộ cây nến đỏ. Đó là một dấu hiệu cho thấy một cặp tiền có thể đóng cửa với mức giảm. Trader sẽ tận dụng lợi thế này bằng cách vào một vị thế mua sau khi cây nến xanh đóng cửa. Hãy nhớ rằng, mô hình giá chỉ hình thành khi cây nến thứ hai đóng lại.
Đối với hình dạng nến Hammer, trader sẽ đặt lệnh cắt lỗ bên dưới mô hình Nhấn chìm tăng trưởng để đảm bảo mức cắt lỗ khít. Trader sau đó sẽ đặt mức chốt lời.

Những bí quyết hữu ích khác cho việc đọc Biểu đồ hình nến
Khi đọc biểu đồ hình nến, hãy lưu ý đến:
- Khung thời gian giao dịch
- Những mô hình giá cơ bản
- Hành động giá.