Cặp USD/CAD đã phá đỉnh của tháng 11/2020 ở mốc 1,3371 khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất. xu hướng cặp đôi này có thể test mức đỉnh kháng cự của tháng 7 ở ngưỡng 1,3646 nếu Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) len lên vùng quá mua đầu tiên trong năm.
Nội dung bài viết
Kinh tế Canada có khả năng suy thoái trong quý IV/2022
Một mô hình do công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics xây dựng cho thấy nền kinh tế Canada đã vượt qua ngưỡng quan trọng biểu thị một cuộc suy thoái “sắp xảy ra”. Giám đốc phụ trách mảng kinh tế Canada của Oxford Economics, ông Tony Stillo cảnh báo một cuộc suy thoái ở mức độ vừa phải sẽ bắt đầu vào quý IV/2022 và kéo dài đến giữa năm 2023.
Mô hình của Oxford Economics theo dõi 5 chỉ số kinh tế vĩ mô và tài chính, đã dự đoán đúng 4 trong số 6 lần suy thoái trước đây ở Canada. Ông Stillo cho biết hai trường hợp suy thoái không nằm trong dự báo của Oxford Economics đó là đợt suy thoái sau sự sụp đổ của giá dầu hồi năm 2014 và sự bùng nổ của đại dịch vào năm 2020 – hai giai đoạn kinh tế suy thoái được kích hoạt hoàn toàn bởi các yếu tố bên ngoài.
Oxford Economics ước đoán nền kinh tế Canada sẽ giảm 1,8% trong 3 quý tới, một đợt suy thoái có độ dài tương tự nhưng “nông” hơn so với cuộc suy thoái “điển hình” của Canada trong 50 năm qua. Ông Stillo nhận định rằng khả năng đợt suy thoái này chuyển thành một cuộc khủng hoảng tài chính sâu rộng hiện vẫn ở mức thấp, nhưng các hộ gia đình Canada nợ nần nhiều và thị trường nhà ở sẽ cảm nhận thấy “gánh nặng” của “nỗi đau” suy thoái.
Tính đến tháng 8/2022, giá nhà tại Canada đã giảm 16% so với mức đỉnh hồi tháng 2/2022. Oxford Economics dự đoán đợt điều chỉnh này sẽ không kết thúc cho đến khi giá nhà giảm 30% so với mức đỉnh trên.
Trong bối cảnh lãi suất tăng, lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán sẽ tăng lên 8% từ mức 5,4% vào tháng 8/2022, Oxford Economics cảnh báo người tiêu dùng sẽ bị áp lực lớn phải siết lại chi tiêu và hạn chế các khoản nợ của họ.
Người dân Canada đang trải qua một cú sốc về tài sản, khi giá trị tài sản ròng đã giảm gần 1.000 tỷ CAD (khoảng 741 tỷ USD) trong quý II năm nay, ghi dấu mức giảm kỷ lục 6,1% so với quý I/2022. Tuy nhiên, các hộ gia đình vẫn giàu hơn rất nhiều (khoảng 3.000 tỷ CAD) so với trước đại dịch. Theo chuyên gia kinh tế Claire Fan của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC), “lãi suất cao hơn đang khiến các hộ gia đình có vẻ ít giàu có hơn, và sức mua cũng sẽ ngày càng giảm”.
Đây là những thông tin tiêu cực với đồng CAD khiến đồng tiền này sụt giảm. Ngược lại ở phía bên kia, khi FED liên tục kiên định với chính sách thắt chặt tiền tệ của mình, đồng USD đã liên tục tăng giá. Điều này càng làm mở rộng khoảng cách của cặp tiền USD/CAD.
Đà tăng của USD/CAD đẩy RSI vào vùng quá mua lần đầu tiên trong năm 2022
USD/CAD leo lên mức đỉnh mới trong năm (1,3544) khi kéo dài nhịp tăng từ đường SMA 50 ngày (1,2999) và tỷ giá này có thể sẽ tiếp tục hình thành một chuỗi các mức đỉnh và đáy cao hơn miễn là RSI giữ vững trên 70.
Do đó, USD/CAD có thể tiếp tục chuyển động hướng dốc lên men theo đường trung bình động khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) giữ nguyên phương án hiện tại trong công cuộc chống lạm phát. Đồng bạc xanh có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn so với Dollar Canada trong ngắn hạn vì Bản tóm tắt dự báo kinh tế (SEP) của Fed cho thấy lãi suất ở Mỹ có khả năng sẽ còn tăng nhiều hơn.
Như vậy, USD/CAD có thể sẽ tiếp tục chuyển động lên mức đỉnh mới trong năm trước quyết định lãi suất tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) vào ngày 26/10 trong khi FOMC theo đuổi chính sách thắt chặt. USD/CAD càng tăng thêm thì có thể sẽ càng thúc đẩy tâm lý trader nhỏ lẻ lệch về một phía giống như kiểu hành vi thị trường đã được chứng kiến vào đầu năm nay.
Báo cáo thống kê tâm lý thị trường từ IG cho thấy 30,45% trader hiện đang mua USD/CAD, với tỷ lệ tương quan lực lượng phe bán so với phe mua là 2,28:1.
Số lượng trader mua ròng thấp hơn 14,88% so với ngày hôm qua và giảm 1,20% so với tuần trước, trong khi số lượng trader bán ròng thấp hơn 13,80% so với ngày hôm qua và giảm 2,60% so với tuần trước. Khối lượng vị thế mua ròng giảm sút khi USD/CAD leo lên mức cao nhất hàng năm (1,3544), trong khi tình trạng sụt giảm khối lượng bán ròng cũng không cải thiện hành vi tâm lý đám đông vì có đến 32,91% trader đã mua ròng USD/CAD trước đó trong tuần.
Biểu đồ hàng ngày USD/CAD
USD/CAD leo lên mức đỉnh mới trong năm (1,3544) khi kéo dài chuỗi đỉnh và đáy tăng dần từ đầu tuần này. Cú bật tăng ra xa khỏi đường SMA 50 ngày (1,2999) đã đẩy Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) lên vùng quá mua lần đầu tiên vào năm 2022.
Đà tăng của USD/CAD có thể vẫn tiếp diễn miễn là RSI giữ trên mức 70, nhưng giá cần chốt trên vùng 1,3540 (Fib thoái lui 23,6%) thì mới đưa vùng 1,3630 (Fib thoái lui 38,2%) đến 1,3660 (Fib mở rộng 78,6%) vào tầm ngắm. Khu vực này cũng bao trùm mức đỉnh tháng 07/2020 (1,3646).
Tuy nhiên, nếu USD/CAD không thể leo lên trên vùng 1,3540 (Fib thoái lui 23,6%) và chỉ báo RSI di chuyển xuống dưới ngưỡng 70 thì USD/CAD có thể sẽ thoái lui, khi đó lực bán có thể ép giá xuống dưới mức 1,3400 (Fib mở rộng 23,6%), từ đó mở ra cơ hội cho phe bán hướng về khu vực 1,3290 (Fib mở rộng 61,8%) đến 1,3310 (Fib thoái lui 50%).