Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, cặp USD/JPY đã thoái lui khỏi ngưỡng kháng cự quan trọng nhất. Đây là động thái tăng xác suất giảm giá nhẹ của cặp tiền này.
Nội dung bài viết
Phân tích kỹ thuật
Bất chấp đà phục hồi trong phiên New York, tỷ giá USD/JPY tiếp tục giữ dưới ngưỡng kháng cự quan trọng tại mức cao nhất ngày 25/10 ở khoảng 149,00. Diễn biến này xảy ra sau một đợt đảo chiều giảm mạnh vào ngày 21 tháng 10, xuất phát từ một vùng kháng cự chính ngay tại mức cao nhất năm 1998 (147,65), trùng với đường trung bình động 200 quý và đường cạnh trên của kênh giá tăng từ năm 2012 (xem biểu đồ).
Biểu đồ hàng quý USD/JPY
Hơn nữa, các cây nến bóng dài liên tiếp nhau trên biểu đồ hàng tuần ở gần mức cao nhất trong tháng 10 phản ánh tâm lý do dự của trader trước ngưỡng kháng cự lớn, đặc biệt là trong bối cảnh USD/JPY đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Nếu xuất hiện cây nến lớn với đuôi ngắn hoặc không có đuôi thì có nghĩa là niềm tin của phe mua mạnh hơn, mà tín hiệu này sẽ làm tăng xác suất phá vỡ ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, những cây nến thân nhỏ mà đuôi lại dài thì càng làm giảm xác suất phá vỡ ngưỡng kháng cự, vì chúng phản ánh rằng phe mua đang thiếu tự tin. Điều này càng được củng cố bởi tín hiệu phân kỳ âm trên biểu đồ hàng ngày và hàng tuần (giá tăng nhưng động lực chững lại hoặc yếu đi). Nói cách khác, phe mua đã “thấm mệt” khi leo dốc lên đỉnh.
Biểu đồ hàng ngày USD/JPY
Khi nhìn ở chế độ thu nhỏ, các nhịp hồi tiềm năng có thể được xem như là nhịp điều chỉnh trong xu hướng tăng tổng thể. Đà tăng trên biểu đồ dài hạn, bao gồm cả khung hàng tháng và hàng quý, vẫn mạnh và nếu USD/JPY có các đợt thoái lui thì cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Về vấn đề này, dấu hiệu quan trọng sẽ là đường DMA 89. Tỷ giá USD/JPY sẽ cần phải phá vỡ xuống dưới ngưỡng này thì mới có thể giảm dài về phía đường trung bình động 200 ngày (hiện ở mức 131,50).
Thị trường kỳ vọng vào mức tăng 75 điểm lãi suất từ FED
Ngày 1/11, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày về chính sách tiếp theo của thể chế ngân hàng này trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao. Có nhiều ý kiến cho rằng tại cuộc họp lần này, FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, tháo gỡ phần nào khó khăn chi phí tiêu dùng tăng cao mà các hộ gia đình Mỹ đang phải đối mặt.
Trong khi nhiều nhà phân tích kỳ vọng FED một lần nữa thực hiện tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, nhiều người hướng sự chú ý vào khả năng FED có thể chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ trong những tháng tới.
Các nhà phân tích tại Moody’s Investors Service nhận định dữ liệu gần đây cho thấy rằng việc tăng lãi suất đang dần tạo ra một thời gian suy giảm kinh tế được kiểm soát với hoạt động tiêu dùng và đầu tư kinh doanh đang tăng lên trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản chững lại bởi đây là lĩnh vực chịu tác động lớn từ lãi suất ngân hàng. Trong khi đó, nhà phân tích Edward Moya của Oanda cho rằng thước đo lạm phát của FED là áp lực giá vẫn chưa “hạ nhiệt”, do đó khả năng FED nới lỏng chính sách tiền tệ là rất thấp.
Để tăng chi phí đi vay và giảm nhu cầu vay tiền ngân hàng, FED đã tăng lãi suất cho vay 5 lần trong năm nay, trong đó có 3 lần tăng 0,75% liên tiếp. Các nhà phân tích cho rằng mức tăng 0,75% nữa là gần như chắc chắn trong cuộc họp chính sách tiếp theo. Mức tăng này sẽ đưa lãi suất của Mỹ lên phạm vi từ 3,75% đến 4%. Dự kiến, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED, sẽ công bố quyết định vào ngày 2/11.