Đồng USD giảm vào phiên giao dịch vừa qua, sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng ít hơn dự kiến vào tháng 3, làm tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ ngừng tăng lãi suất sau đợt tăng cuối cùng vào tháng 5 tới.

Cụ thể, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,67%, xuống mốc 101,53.
Áp lực giá cả hạ nhiệt tại Mỹ được cho là có thể ảnh hưởng đến đồng USD, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự báo kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nhẹ trong năm nay, do hậu quả của tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng.
Các số liệu mới công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 3 đã tăng 5,0% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,1% so với tháng trước. Các kết quả này đều thấp hơn so với mức tăng 6,0% và 0,4% của tháng 2. Tuy nhiên, đánh giá của Chủ tịch FED chi nhánh Richmond Thomas Barkin rằng áp lực giá cả vẫn còn mạnh, cho thấy FED có thể tiếp tục tiến hành thêm một đợt tăng lãi suất nữa trong tháng Năm. Trước ông Barkin, một quan chức khác là Chủ tịch FED chi nhánh San Francisco Mary Daly hôm thứ Tư cũng cho biết, FED vẫn còn nhiều việc phải làm.
Joe Manimbo, Nhà phân tích thị trường cấp cao tại Convera ở Washington, D.C., nhận định: “Lạm phát toàn phần giảm nhiều hơn dự kiến đang ủng hộ quan điểm cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất một lần cuối cùng sau đó dừng lại”.
Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai quỹ của Fed đang định giá 71% xác suất rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 2 và 3-5, giảm so với mức 76% trước khi dữ liệu lạm Mỹ được công bố.
Theo các số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/4/2023, thâm hụt ngân sách của Chính phủ liên bang nước này trong nửa đầu tài khóa 2023 đã đạt mức 1.100 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái, do chi tiêu cao hơn cho giáo dục, phúc lợi y tế và thanh toán lãi cho các khoản nợ.
Nội dung bài viết
Biểu đồ hàng tuần Chỉ số đồng USD (DXY)

Biên bản cuộc họp tháng Ba của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho thấy, một số quan chức đã cân nhắc việc tạm dừng tăng lãi suất, nhưng rốt cuộc vẫn kết luận rằng, lạm phát cao cần được giải quyết, ngay cả khi các dự báo cho thấy rằng, căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái nhẹ.
Biểu đồ hàng ngày EUR/USD

Động lực tăng giá của EUR/USD đang được cải thiện khi cặp tỷ giá kiểm tra ngưỡng kháng cự quan trọng ở mức cao nhất trong tháng 2 là 1,1035. Tính chất tiến hai bước, lùi một bước của hành động giá kể từ cuối tháng 3 là dấu hiệu cho thấy mức độ quan trọng của ngưỡng kháng cự này. Việc phá vỡ hoàn toàn qua ngưỡng kháng cự này có thể mở ra khả năng cặp tỷ giá tăng lên mức đường trung bình động 200 tuần, hiện ở quanh ngưỡng 1,1200.