Có rất nhiều cách để một cá nhân có thể giao dịch trên thị trường ngoại hối. Anh ta có thể lựa chọn trở thành một trader nắm giữ vị thế dài hạn hay trung hạn tuỳ thuộc vào khung thời gian trader đó giao dịch. Song, trở thành một trader giao dịch lướt sóng, sử dụng chiến thuật giao dịch lướt sóng (scalping) cũng là một lựa chọn không tồi và đó là chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết ngày hôm nay!
Vậy chiến lược giao dịch lướt sóng này cụ thể là gì? Nói một cách đơn giản, trader sẽ thực hiện chốt những khoản lợi nhuận nhỏ nhiều lần trong một ngày. Về cơ bản, công việc trader giao dịch lướt sóng làm đó là phân tích nhanh các biểu đồ, đánh dấu các điểm vào lệnh và các điểm thoát lệnh bằng cách quan sát những thay đổi nhỏ về giá, rồi lặp đi lặp lại những thao tác tác này trong một ngày.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một chiến lược giao dịch lướt sóng khung 5 phút đã chứng minh được sự hiệu quả trong vài năm gần đây. Chúng ta sẽ quan sát các mức vào lệnh chính xác, thời điểm nên mua vào, thời điểm nên bán ra và tất cả những thứ khác trader cần biết để có thể kiếm lời từ chiến lược giao dịch này.
Nội dung bài viết
Hướng dẫn từng bước ứng dụng chiến lược giao dịch lượt sóng khung 5 phút
Hãy bắt đầu bằng việc nhìn vào bản phác thảo của chiến lược giao dịch.
Bước 1: Tải, biểu đồ neo & xác định xu hướng
Tiền đề chủ chốt đằng sau hệ thống giao dịch này đó là việc chỉ giao dịch duy nhất theo xu thế trader xác định được. Trader cần phải đi theo xu hướng chủ đạo trong lúc chờ đợi một pha điều chỉnh nhỏ. Điều này sẽ đảm bảo cho việc trader chỉ giao dịch những lệnh ổn nhất và tránh những chuyển động răng cưa của giá chứng khoán. Ý tưởng ở đây là tham gia thị trường trong một khoảng thời gian ngắn hơn khi thị trường quay trở lại với xu thế chủ đạo giống với hướng của lệnh đặt.
Với bất cứ chiến lược giao dịch nào, chúng ta luôn nhìn vào biểu đồ với khung thời gian lớn hơn và coi nó như một hệ thống quản trị giao dịch.
Ví dụ, nếu giao dịch khung 5 phút, trader có biểu đồ xác nhận của bản thân, hay còn được gọi với cái tên “biểu đồ neo”. Biểu đồ neo đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp này vì nó giúp cho trader hiểu được đường hướng của giao dịch.
Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ khung 1h làm biểu đồ neo để định ra phương hướng giao dịch. Biểu đồ này sẽ xác định cách thức trader sẽ giao dịch và giúp cho anh ta biết được thời điểm tốt nhất để mua vào hay bán ra.
Trên biểu đồ, ta quan sát thấy 2 đường EMA 8 và EMA 21. Hướng của những đường trung bình động này là một chỉ dẫn về hướng của thị trường.
Biểu đồ neo
Những điểm chính yếu:
- Nến đại diện cho hành động giá
- Các đường đại diện cho những đường trung bình động
Bước 2: Học cách phân tích biểu đồ neo
Như đã đề cập, 2 đường EMA trên biểu đồ H1 là EMA 8 và EMA 21.
Khi đường EMA 8 nằm dưới đường EMA 21 và cả 2 đường này đều hướng xuống, đồng thời giá nằm dưới 2 đường EMA đó, điều này đồng nghĩa với một tín hiệu bán và các trader lúc này sẽ chỉ tìm kiếm những cơ hội để bán ra. Mặt khác, khi đường EMA 8 nằm trên đường EMA 21 và đều hướng lên, cùng với giá nằm trên 2 đường EMA này, điều đó ngụ ý rằng trader chỉ nên tìm kiếm cho mình những cơ hội mua vào.

Giờ hãy quan sát một biểu đồ hơi khác một chút;
Khi giá di chuyển lên trên các đường trung bình động, không có thiết lập giao dịch nào được kích hoạt tại đây. Và khi giá di chuyển xuống dưới các đường trung bình động, điều tương tự cũng sẽ xảy ra như có thể quan sát bên dưới;

Hãy nhớ rằng, giá phải nằm ở bên phải theo hướng của xu thế.
Khi đã xác nhận được hướng của xu thế sử dụng biểu đồ xác nhận khung H1, trader có thể dịch chuyển xuống biểu đồ khung 5 phút. Hãy quan sát lệnh xác nhận chỉ mua trên khung 5 phút trong biểu đồ dưới đây;

Bước 3: Phân tích lệnh mua trên biểu đồ khung 5 phút
Có 3 đường trung bình động trên biểu đồ 5 phút: EMA 8, EMA 13 và EMA 21. Giả sử trader đã xác nhận lệnh mua trên biểu đồ H1 và có một biểu đồ 5 phút tuyệt đẹp được trưng ra trước mắt. Khi giá chuyển động, trader sẽ tìm kiếm điểm kích hoạt. Bất kỳ thanh nến nào chạm đường EMA 8 sẽ trở thành ‘thanh nến kích hoạt’. Khi điều này xảy ra, điều tiếp theo cần phải làm là đếm ngược lại 5 thanh nến trước thanh nến kích hoạt và tìm kiếm đỉnh đảo chiều như có thể quan sát bên dưới;

Giá cao nhất của 5 thanh nến đó (trong trường hợp này là thanh nến thứ 3 trong ảnh) sẽ là điểm vào lệnh cho lệnh mua. Để sử dụng các công cụ quản trị rủi ro, chúng ta sẽ đặt một lệnh chờ mua cách 3 pip trên cây nến đặc biệt này, đồng thời lệnh cắt lỗ sẽ được đặt dưới thanh nến kích hoạt 3 pip. Khoảng cách được thiết lập này hình thành nên mức rủi ro ban đầu (R).

Trader đặt mục tiêu chốt lời đầu tiên là (1 x R).
Giả sử giá chuyển động lên mục tiêu chốt lời này, nơi chốt 50% lệnh và trader dịch chuyển tài khoản tới điểm stoploss của lệnh. Sau đó, trader có thể đặt mục tiêu chốt lời lần 2 tại (2 x R) do kỳ vọng giá có thể tiếp tục đi lên.

Bước 4: Phân tích lệnh bán trên biểu đồ khung 5 phút:
Có thể thấy trên biểu đồ khung H1, giá đã nằm dưới cả hai đường trung bình động, điều này cho thấy tín hiệu giá giảm có khả năng xảy ra và một lệnh bán ra có thể được kích hoạt. Trên biểu đồ 5 phút, các đường trung bình động đã trải rộng ra.

Ở đây, chúng ta đang trông chờ một pha điều chỉnh về EMA 8 và đó sẽ trở thành một thanh nến kích hoạt. Đếm ngược 5 cây nến để tìm ra giá thấp nhất. Tiếp đó, đếm 3 pip bên dưới thanh nến thấp nhất để đặt lệnh chờ bán. Khi đã thiết lập được điểm vào lệnh, ta xác định điểm cắt lỗ sẽ được đặt ở 3 pip trên thanh nến kích hoạt để đề phòng trường hợp thị trường đi ngược xu hướng với lệnh. Khoảng cách được này hình thành nên mức rủi ro ban đầu (R).

Khi biết được những rủi ro liên quan đến việc tham gia giao dịch này, chúng ta có thể đặt mức chốt lời 1 tại (R x 1). Và khi giá di chuyển xuống, trader sẽ chốt lãi lần đầu 50% vị thế và dịch chuyển stoploss về điểm hoà vốn. Sau đó, trader có thể đặt mức chốt lời 2 tại (R x 2) và chờ cho giá di chuyển xuống để hiện thực hoá lợi nhuận lần 2.

Để có thể trở nên tự tin với chiến lược giao dịch này, trước khi thực chiến với tài khoản sử dụng tiền thật, trader được khuyến nghị nên tiến hành thực hiện một vài quy trình backtest!
Lưu ý: Trader nên thành thạo việc sử dụng lệnh điều kiện trailing stop để theo sau giá khi ứng dụng chiến lược giao dịch này. Điều đó sẽ cho phép trader nắm giữ lệnh lâu hơn nếu như xu thế thị trường tiếp tục phát triển mạnh theo hướng trước đó.
Bước 5: Biết thời điểm thoát lệnh
Với phương pháp này, có 2 cách khả thi để có thể thoát khỏi thị trường;
- Thoát 50% tại điểm chốt lời 1 và
- Thoát 50% còn lại với lệnh điều kiện trailing stoploss
Thoát 50% ở điểm chốt lời 1

Ở đây, khi giá di chuyển lên trên, chúng ta đặt mục tiêu chốt lời 50% và dịch chuyển điểm cắt lỗ tới điểm hoà vốn khi đạt chỉ tiêu. Khi điểm stoploss được đặt tại điểm hoà vốn, lệnh này sẽ trở thành lệnh phi rủi ro với 50% của quy mô vị thế ban đầu.
Thoát 50% còn lại với lệnh điều kiện trailing stoploss
Khi sử dụng lệnh điều kiện trailing stoploss, trader sẽ theo sau giá thấp nhất của 3 cây nến trước đó. Khi giá di chuyển lên trên, đếm ngược 3 cái nến trước đó và lệnh cắt lỗ sẽ được đặt ở 3 pip bên dưới giá thấp nhất của những cây nến đó. Trong ví dụ này, lệnh cắt lỗ sẽ theo sau giá thấp nhất của cây nến thứ 3 như có thể thấy bên dưới;




Cuối cùng, khi giá điều chỉnh, lệnh cắt lỗ hiện đang có lãi được thực hiện và trader thoát 50% còn lại của lệnh. Bằng cách này, chúng ta sẽ nắm giữ lệnh lâu hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn từ thị trường khi theo sau cây nến thứ 3 này; cụ thể là giá thấp nhất của cây nến thứ ba trong trường hợp mua vào. Ở chiều ngược lại, nếu đang thực hiện lệnh bán ra, bạn sẽ theo sau giá cao nhất của cây nến thứ ba cộng thêm 3 pip.

Tóm lược
Đối với bất kỳ chiến lược giao dịch nào trader mong muốn triển khai trên thị trường, việc thực hiện quá trình backtest trên tài khoản demo là điều cần làm. Việc backtest giúp cho trader đó biết được cách thức một chiến lược giao dịch vận hành để có thể sẵn sàng, đồng thời tự tin hơn khi trade với tài khoản thật. Bằng cách này, trader sẽ có thể phát triển những công cụ & số liệu lý tưởng cho các chiến thuật giao dịch như tỷ lệ lời lỗ, giới hạn lỗ hằng ngày và mục tiêu lợi nhuận hằng ngày.
Bên cạnh đó, trader có thể kết hợp các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác như MACD, đường trung bình động SMA, Dải Bollinger,… để tìm ra chiến thuật cho riêng mình.
Theo howtotrade