Nến Nhật. Đúng, bạn đọc không nhầm đâu.
Có rất nhiều điều mà người Nhật Bản đang làm tốt, và không ai ngờ được rằng kể cả trong thị trường ngoại hối, họ cũng sẽ tìm ra cách để thể hiện sự tuyệt vời của mình!
Hãy gửi lời chào tới nến Nhật – kỹ thuật giao dịch lâu đời nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất!
Nến Nhật là một chỉ báo tuyệt vời cho biết cách thị trường sẽ vận động. Nó cung cấp cho trader cái nhìn về cách thức mà người mua và người bán đang kiểm soát thị trường. Quan trọng hơn cả, nến Nhật có thể được sử dụng để xác định các quy tắc cụ thể cho điểm vào lệnh và thoát lệnh.
Nội dung bài viết
Lịch sử hình thành & phát triển của nến Nhật
Munehisa Homma được biết đến như cha đẻ của nến Nhật, một công cụ phân tích kỹ thuật ra đời khoảng những năm 1700.
“Khoảng năm 1710, thị trường kỳ hạn nổi lên nhờ vào thị trường gạo vốn chỉ được giao dịch giao ngay trước đó. Thị trường kỳ hạn này sử dụng chứng từ để đảm bảo việc giao gạo vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Và từ đó, một thị trường giao dịch chứng từ thứ cấp đã xuất hiện tạo điều kiện cho tài năng của Munehisa phát triển mạnh mẽ. Chuyện kể rằng Munehisa đã thiết lập nên một mạng lưới gồm rất nhiều người nhằm mục tiêu truyền thông tin về giá gạo trên thị trường. Cụ thể, cứ mỗi 6km của mạng lưới này sẽ có một thành viên xuyên suốt tổng quãng đường 600km giữa Sakata và Osaka.”, trích lời giới thiệu của tác giả Steve Nison trong cuốn sách “Tuyệt kỹ giao dịch bằng nến Nhật”.
Dù cho sau đó, Nison đã rút lại lời của mình khi viết trong cuốn sách “Biểu đồ nến mở rộng” rằng “…nhiều khả năng biểu đồ nến được phát triển vào đầu thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản (vào cuối những năm 1800).”
Ba loại biểu đồ forex
Trước khi bắt đầu, hãy làm quen với 3 kiểu biểu đồ trader sử dụng trên thị trường.
Biểu đồ đường
Biểu đồ đường được cấu thành bởi chỉ một đường, và được vẽ bằng cách quan sát giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể. Do đó, nó bỏ qua những sự cực đoan về giá cả.
Biểu đồ đường có thể hữu ích khi trader tìm kiếm những điểm đảo chiều chủ chốt trên các khung thời gian lớn hơn.
Biểu đồ thanh
Biểu đồ thanh cho biết giá mở cửa và đóng cửa trên một khung thời gian nhất định. Nó cung cấp thêm một chút thông tin so với biểu đồ đường, nhưng đôi lúc, cũng có thể gây ra sự nhầm lẫn cho trader.
Biểu đồ nến Nhật
Biểu đồ này cung cấp cho trader nhiều thông tin hơn 2 loại biểu đồ trên. Khi vẽ các cây nến liền nhau, chúng trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để dự báo chuyển động của giá cả trong tương lai.
Cái nhìn chuyên sâu về biểu đồ nến
Như chúng ta đã biết, thị trường chuyển động do hành vi của con người. Phe mua khiến cho thị trường có xu hướng tăng; ở chiều ngược lại, phe bán khiến cho thị trường có xu hướng giảm. Biểu đồ nến Nhật biểu diễn cho trader thấy phe nào đang nắm quyền kiểm soát thị trường ngoại hối trong một khoảng thời gian nhất định.
Thông thường, nến Nhật có màu xanh dương và màu đó, và cũng có râu nến ở 2 đầu. Nến xanh đại diện cho giá tăng, trong khi đó, nến đỏ đại diện cho giá giảm. Râu nến cho trader biết được giá cao nhất và giá thấp nhất đã đạt được trong một khung thời gian cụ thể.
Quan sát ví dụ minh hoạ 1. Tại đây, trader có thể thấy cách mà giá di chuyển từ mức thấp lên mức cao và rồi giảm về mức giá đóng cửa. Điều này mang ý nghĩa có khả năng thị trường đang tích cực (tại khung thời gian đó), vì vậy, phe mua đang nắm kiềm quyển soát hơn.
Mặt khác, ví dụ minh hoạ 2 lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Giá bắt đầu từ mức cao trở về mức thấp, rồi tăng lại đôi chút tại mức giá đóng cửa. Điều này cho thấy phe bán đang kiểm soát thị trường ngoại hối tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, việc quan sát chỉ một cây nến sẽ không giúp ích gì. Trader cần phải quan sát thêm những cây nến xung quanh cây nến đó để tìm ra các vùng hỗ trợ và kháng cự chủ chốt.
5 loại mô hình nến Nhật
Mô hình Nến nhấn chìm tăng
Nến bên phải bao phủ toàn bộ cây nến bên trái. Điều này báo hiệu thị trường đang tăng giá.
Trader nên tìm kiếm mô hình này tại những điểm đảo chiều tại hỗ trợ và kháng cự. Nếu trader phát hiện ra mô hình này thoát khỏi vùng hỗ trợ, rất có thể thị trường sẽ đảo chiều tăng.
Mô hình Nến nhấn chìm giảm
Mô hình nến này trái ngược với mô hình nến nhấn chìm giảm. Nó cho thấy phe bán đang nắm quyền kiểm soát hơn phe mua.
Nếu trader phát hiện ra mô hình này tại vùng kháng cự chủ chốt, khả năng cao là giá đang có xu hướng giảm.
Mô hình nến búa
Mô hình nến này cho biết phe mua đang làm chủ thị trường. Có thể thấy ở cây nến này, giá giảm đáng kể, nhưng mất động lượng, nên phe mua đã giành lại quyền kiểm soát khiến cho giá đóng cửa cao hơn.
Nếu trader phát hiện cây nến này khi thị trường giảm, rất có thể thị trường sẽ đảo chiều từ điểm này.
Mô hình nến búa ngược
Mô hình này cho biết phe bán đang làm chủ thị trường. Như có thể thấy, giá tăng đáng kể, nhưng phe bán đã từ chối khiến cho giá giảm. Do đó, nó còn có tên gọi là nến gấu bị từ chối.
Đây có thể được coi là một chỉ báo rất tốt biểu thị thị trường đang có xu hướng giảm.
Mô hình nến Doji
Mô hình nến thể hiện sự lưỡng lự. Động thái tốt nhất khi thấy mô hìn nến này là quan sát một vài cây nến tiếp theo bởi chúng sẽ chỉ ra cách mà thị trường sẽ chuyển động sắp tới.
Cách đọc hiểu nến Nhật
Dưới đây là một biểu đồ mẫu. Nét đứt đại diện cho các mức Hỗ trợ và kháng cự.
A– Giá vượt ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, phe bán đã từ chối điều này và đẩy giá xuống trở lại.
B– Khi thị trường biến động, đã xuất hiện một sự sụt giảm mạnh cho đến khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ. Phe bán nắm quyền kiểm soát cho tới khi gặp lực cản từ phe mua khiến cho giá bật lên từ ngưỡng hỗ trợ.
C– Nến Doji. Vùng lưỡng lự, vì vậy, chúng ta quan sát cây nến tiếp đó biểu thị giá đang đang trong xu hướng giảm.
D– Một lần nữa giá chạm ngưỡng hỗ trợ, và phe mua lại tiếp tục đẩy giá bật tăng trở lại.
E– Giá dao động đôi chút khi thị trường lao dốc. Giá bật tăng trở lại biểu thị xu hướng tăng tiếp diễn.
F. Khi chạm tới ngưỡng kháng cự, phe bán một lần nữa đẩy giá xuống và kết thúc xu hướng tăng.
Tìm ra điểm vào lệnh và thoát lệnh
Giờ thì hãy quay lại với biểu đồ sau đây để tìm ra các điểm thoát lệnh khả thi.
Xét mức cắt lỗ đầu tiên trong ảnh, nếu trader muốn tận dụng lợi thế của xu hướng giảm, trader có thể đặt stoploss tại mức 50% của bóng cây nến búa ngược. Mặt khác, nếu trader đó muốn tận dụng lợi thế của xu hướng tăng, điểm dừng lỗ có thể được đặt ở cuối bóng nến búa như trong 2 mức cắt lỗ tiếp theo của ảnh.
Lựa chọn điểm vào lệnh và thoát lệnh hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi trader, miễn sao đó là mức mà trader đó cảm thấy thoải mái.
Phép màu từ những cây nến Nhật
Giao dịch forex là một bộ môn nghệ thuật hơn là một bộ môn khoa học. Không trader nào có thể chắc chắn về chuyển động giá trong tương lai dựa vào kỹ thuật giao dịch này, nhưng nó có thể gia tăng đôi chút tỷ lệ thành công của anh ta, và đó cũng là công việc của một trader – giao dịch theo xác suất.
Mong rằng qua bài viết này, các trader sẽ có cho mình cái nhìn rõ ràng hơn về cách thức vận hành của nến Nhật, một kỹ thuật giao dịch có tuổi đời lâu năm đã chứng minh được khả năng sinh lời qua nhiều thế hệ trader.
Theo howtotrade
Đọc thêm: Sàn giao dịch Londonex – Sự lựa chọn uy tín hàng đầu của giới đầu tư