Ngày hôm nay mình xin được giới thiệu tới cả nhà một chiến lược giao dịch mà nếu ai đã từng giao dịch trên thị trường quyền chọn đều rất quen thuộc, đó là chiến lược STRADDLE. Tuy nhiên, ngày hôm nay chiến lược này sẽ được áp dụng trong thị trường FOREX, và nó hoạt động như thế nào? Mời cả nhà cùng khám phá nhé:
Nội dung bài viết
1. Chiến Lược Straddle Là Gì?
Chiến lược straddle là chiến lược giao dịch với 2 lệnh chờ mua/bán được đặt ở hai bên của một mức giá nhất định và chiến lược này được sử dụng để giao dịch theo hướng phá vỡ.
Chiến lược này được sử dụng khi bạn mong đợi hay kỳ vọng một chuyển động lớn và đột ngột của giá sẽ diễn ra, nhưng khi bạn không chắc nó sẽ diễn ra theo hướng nào.
Hình trên mô tả cách chiến lược Straddle hoạt động, chúng ta thực hiện chiến lược như sau:
- Đặt cả 2 lệnh chờ Buy Stop và Sell Stop phía trên và phía dưới 1 vùng giá.
- Nơi đặt lệnh chờ mua, chúng ta đặt dừng lỗ cho lệnh chờ bán và ngược lại.
- Chốt lời chúng ta đặt với khoảng cách rất nhỏ so với chiều rộng của vùng giá (Chúng ta đánh đổi tỷ lệ RR để chiếm lấy phần lợi thế về việc giá sẽ chạm dừng lỗ khi các tin tức lớn sẽ được công bố – phần này sẽ được giới thiệu cụ thể phía bên dưới)
- Chúng ta hủy một lệnh chờ khi lệnh còn lại khớp (Hoặc nếu bạn tự tin có thể giữ cả 2 lệnh)
Một trong những điều làm cho các chiến lược Straddle hấp dẫn là chúng có tỷ lệ RR được xác định rõ ràng. Điều này rất hữu ích cho kế hoạch giao dịch của chúng ta. Trong hình trên, chúng ta có 2 kịch bản đầu tiên là 2 kịch bản có lãi, và 2 kịch bản phía dưới là kịch bản chúng ta bị lỗ. Tổn thất tối đa mà chúng ta chấp nhận trong giao dịch chính là khoảng cách giữa 2 vùng giá chúng ta đặt lệnh chờ. Ví dụ, nếu khoảng cách giữa chúng là 50 pips, đây là trường hợp xấu nhất và rủi ro lớn nhất chúng ta có thể gặp phải
2. Sử Dụng Chiến Lược Straddle Khi Nào?
- Khi bạn kỳ vọng một cú phá vỡ mạnh mẽ sẽ xuất hiện.
- Khi mức độ biến động hiện tại không quá nhiều
- Thị trường sẽ di chuyển mạnh (thường là sau các tin tức lớn).
Để xác định khi nào thị trường di chuyển mạnh là một vấn đề khó. Điều này thường xuất hiện khi các sự kiện quan trọng như các cuộc họp chính sách của FOMC và các thông báo có tác động lớn khác thường. Phải mất một thời gian để thị trường tiêu hóa và đồng hóa tất cả những điều này và nó có thể gây ra nhiều sự biến động (xem bên dưới) trong thời gian tạm thời. Dưới đây là một ví dụ với chiến lược Straddle:
Trong ví dụ trên, chiến lược Straddle đã phát huy tác dụng khi chính sách tiền tệ của ECB được công bố. Giá đã giảm trước khi tin tức được công bố, chạm vào lệnh chờ bán và cán qua TP (Được đặt rất ngắn – khoảng 100-150 points) trước khi đảo chiều – Các bạn lưu ý là khoảng cách trên hình là 40 pips (400 points)
Chiến Lược Sẽ Không Hoạt Động Trong Môi Trường:
- Không có yếu tố kích hoạt rõ ràng nào cho sự đột phá về giá (tin tức, sự kiện)
- Mức độ biến động đã cao trước đó.
- Bạn đã có một dự đoán tốt về hướng đi (một xu hướng mạnh chẳng hạn)
Đây là một chiến lược giao dịch mẹo, nó có chứa những nguy hiểm nhất định, nhưng mình tin là khi các bạn test thử và tìm ra được những đặc điểm sử dụng thích hợp, nó sẽ rất hữu ích.