Khép lại phiên giao dịch ngày 11 tháng 11, giá dầu ổn định và nhích nhẹ trong bối cảnh thị trường đang vật lộn với đà tăng của đồng đô la Mỹ. Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng lạm phát của Mỹ tăng sau khi OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu năm 2021 do giá leo thang.
Giá dầu Brent giao sau tăng 25 xu lên 81,59 USD / thùng sau khi từng giảm trong phiên xuống 81,66 USD. Hợp đồng tương lai của dầu WTI tăng 23 xu lên 82,87 USD, bật lên khỏi mức thấp nhất trong phiên là 80,2 USD.
Khối phức hợp năng lượng giao dịch tăng cao hơn vào cuối phiên do niềm tin rằng nhu cầu sau đại dịch sẽ tăng cường hơn nữa trong những tháng tới.
Nhà phân tích Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch và Associates LLC ở Galena, Illinois, cho biết: “Mức cao mới vẫn đang ở phía trước vì vẫn chưa nắm bắt được xu hướng của các nguyên liệu cần thiết để đứng đầu thị trường này. Cụ thể là nhu cầu dầu toàn cầu vượt quá sản lượng mới.”
Tuy nhiên, theo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), tốc độ hồi phục nhu cầu có thể bị giảm sút do giá năng lượng cao hơn. Cartel dự kiến nhu cầu dầu trung bình là 99,49 triệu thùng / ngày (bpd) trong quý 4 năm 2021, giảm 330.000 thùng / ngày so với dự báo của tháng trước.
OPEC nhận định trong một báo cáo: “Tốc độ phục hồi trong quý 4 năm 2021 chậm lại được cho là do giá năng lượng tăng cao”. Ngoài ra, OPEC cũng đề cập đến lý do nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ chậm lại.
Mới đây, Mỹ công bố lạm phát giá tiêu dùng đã tăng trong tháng 10 với tốc độ hàng năm là 6,2%, nhanh nhất trong 30 năm, phần lớn là do giá năng lượng leo thang. Điều này sẽ thúc đẩy chính phủ tăng lãi suất và khiến đồng đô la Mỹ lên cao hơn. Sức ép từ đồng bạc xanh đã kéo giảm giá dầu thô Brent và WTI xuống lần lượt 2,5% và 3,3%.
Trong thứ Năm, đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 16 tháng so với đồng euro và các loại tiền tệ khác do các nhà đầu tư đặt cược vào việc tăng lãi suất.
OPEC chứng kiến mức tiêu thụ thế giới vượt mốc 100 triệu thùng / ngày trong quý 3 năm 2022, chậm hơn 3 tháng so với dự báo hồi tháng trước. Nhóm cho rằng đường đi không chắc chắn của nhu cầu là lý do chính khiến họ không tăng nguồn cung để đáp ứng lời kêu gọi tăng sản lượng dầu thô từ Mỹ.
Dầu thô Brent đã tăng hơn 60% trong năm nay và đạt mức cao nhất trong ba năm là 86,7 USD vào ngày 25 tháng 10. Tuy nhiên, giá dầu dường như đang củng cố dưới 85 USD / thùng, theo nhận định của Norbert Rucker, trưởng bộ phận kinh tế tại Julius Baer.
Ông chia sẻ, “Chúng tôi có thể đang xem xét các dấu hiệu ban đầu của một sự chuyển đổi cơ bản sang một thị trường nới lỏng hơn. Đặc biệt là nhu cầu dầu sẽ chỉ tăng dần trong tương lai kèm theo sự gia tăng của nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ và các quốc gia dầu mỏ.”
Marco Dunand, giám đốc điều hành tại Mercuria Energy Trading, chia sẻ tại Hội nghị thượng đỉnh giao dịch hàng hóa của Reuters, cho rằng giá cao có thể khuyến khích ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ bán ra thị trường toàn cầu 1 triệu thùng / ngày.
OPEC+, với tư cách là nhóm xuất khẩu dầu quy mô lớn hơn đã “phớt lờ” lời kêu gọi của Nhà Trắng về việc tăng cường sản xuất. Sản lượng của Mỹ gần đây nhất là 11,5 triệu thùng / ngày, vẫn thấp so với mức gần 13 triệu thùng / ngày vào cuối năm 2019.
Bên cạnh đó, Nhà Trắng cũng đang cân nhắc đến giải pháp giải phóng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Mỹ – SDR trong bối cảnh lo ngại giá xăng tăng cao. Đây sẽ là cứu cánh mà Mỹ thường sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như bão lũ.