Giá dầu trong phiên giao dịch ngày 12/1 đã chạm mức cao nhất trong hai tháng qua do nguồn cung thắt chặt, tồn kho dầu thô của Mỹ – nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới – giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018, đồng bạc xanh suy yếu và những lo lắng về biến thể Omicron đang giảm bớt.
Khép phiên, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 1,1% lên 84,67 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ cũng tăng 1,8%, giao dịch quanh ngưỡng 82,64 USD/thùng.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm 4,6 triệu thùng xuống 413,3 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10-2018. Mức giảm này cao hơn rất nhiều so với dự đoán giảm 1,9 triệu thùng của các nhà phân tích đưa ra trước đó.
“Lượng dầu thô khai thác lớn hơn dự kiến dù hoạt động lọc dầu giảm,” Matt Smith, trưởng nhóm phân tích dầu mỏ khu vực châu Mỹ tại Kpler cho biết.
Cũng theo ông Smith, giá USD giảm là nguyên nhân chính dẫn tới sự bật tăng mạnh mẽ của giá dầu. Cụ thể, đồng USD trong phiên ngày 12/1 đã giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng so với các loại tiền khác trong giỏ tiền tệ, sau khi dữ liệu lạm phát cho thấy giá tiêu dùng Mỹ tiếp tục tăng lên trong tháng 12 năm ngoái. Đồng USD yếu khiến các hợp đồng dầu bằng đồng USD trở nên sẽ hơn với những người nắm giữ bằng các đồng tiền khác.
Tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm bảy tuần liên tiếp trong khi dự trữ dầu toàn cầu cũng bị thắt chặt, do các nhà sản xuất dầu lớn đang phải nỗ lực để tăng nguồn cung ngay cả khi nhu cầu tăng lên bất chấp sự gia tăng của các ca nhiễm Omicron.
Các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh, hay còn gọi là OPEC + vẫn đang duy trì sản lượng hơn 3 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu của Iran vẫn đang bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mặc dù OPEC+ đang tăng mục tiêu sản xuất hàng tháng, song những khó khăn về mặt kỹ thuật khiến nhiều nước thành viên khó có thể đạt được mức phân bổ mục tiêu.
Quyết định gia tăng sản lượng của OPEC được đưa ra dự trên các đánh giá về nền kinh tế thế giới.
Tại Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho biết Mỹ đã sẵn sàng để bắt đầu chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
“Giả sử kinh tế Trung Quốc không chứng kiến một cú lao dốc mạnh, Omicron không gây ra nhiều tác động tới kinh tế toàn cầu, và khả năng OPEC+ gia tăng sản lượng vẫn bị giới hạn, vậy thì giá dầu Brent hoàn toàn có thể lên đến 100 USD/thùng,” nhà phân tích Jeffrey Halley của Oanda cho biết. “Rất nhiều kịch bản có thể xảy ra, phụ thuộc phần lớn vào diễn biến của đại dịch do biến thể Omicron gây ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia.”
Nội dung bài viết
Phân tích giá dầu
Vào tháng 12 năm ngoái, giá dầu Brent đã hình thành một vùng hỗ trợ giữa mức 65 USD và 70 USD. Khu vực này là chất xúc tác cho sự gia tăng, dẫn tới việc giá dầu gần chạm lên mốc 85 USD vào ngày 12/1.
Nếu dầu tiếp tục tăng lên, rất có thể giá sẽ kiểm lại ngưỡng kháng cự của mức cao nhất năm 2018 và 2021 là 86,73 USD. Nếu giá vượt lên khỏi ngưỡng này, giá dầu Brent có thể chạm tới mức giá cao chưa từng thấy kể từ năm 2014.
Trái lại, nếu dầu đảo chiều giảm giá, giá có thể tìm kiếm hỗ trợ tại các đường SMA 50 ngày và 200 ngày gần 78 USD và 75 USD. Các đường SMA này có khả năng cung cấp hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn. Bên dưới các đường SMA này là đường xu hướng tăng dần, được xác định bằng việc kết nối các mức thấp nhất của năm 2021.
Theo Reuters; FX Street