Trước triển vọng Iran và Mỹ có thể sắp đạt được một thỏa thuận, giúp giảm bớt tình trạng tăng giá của nhiên liệu, thậm chí có thể khiến giá giảm.
Niềm lạc quan mới được Ali Bagheri Kani, nhà đàm phán chính của Iran trong thoả thuận này đề cập trên một dòng tweet.
Ông viết: “Sau nhiều tuần hội đàm căng thẳng, chúng tôi đang tiến gần hơn bao giờ hết đến một thỏa thuận; Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cho đến khi cả hai bên đồng ý mọi điều khoản. Các đối tác đàm phán của chúng ta cần phải thực tế, tránh nóng vội và để ý đến các bài học của 4 năm trước. Đã đến lúc cần suy nghĩ nghiêm túc để đưa ra các quyết định cuối cùng.”
Iran đang chuẩn bị cung cấp dầu thô trở lại thị trường quốc tế. Năm ngoái, quốc gia này đã công bố kế hoạch tăng cường sản xuất và trong tuần này, truyền thông đưa tin Iran và Hàn Quốc đã có cuộc thảo luận về các thỏa thuận cung cấp với các nhà máy lọc dầu địa phương.
Các nhà phân tích của Citi cho biết nếu đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran, nước này có thể bổ sung 500.000 thùng / ngày vào nguồn cung dầu toàn cầu từ tháng 4 đến tháng 5. Theo nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy, Iran có thể tăng sản lượng rất nhanh, trong vòng 4 đến 6 tháng, và nước này cũng có một lượng hàng hoá dự trữ đáng kể để cung cấp trên thị trường quốc tế nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán thất bại, dầu sẽ tăng cao hơn, có thể chạm mức 100 USD do nhu cầu tiếp tục tăng vượt sản lượng, khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế kêu gọi OPEC+ phải nỗ lực thúc đẩy sản xuất.
Khép lại phiên giao dịch ngày 17 tháng 2, dầu Brent giao sau giảm 1,84 USD, tương đương 1,9%, giao dịch ở mức 92,97 USD / thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,9 USD, tương đương 2%, xuống còn 91,76 USD.
Cả hai tiêu chuẩn này đều tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2014 vào đầu tuần và đều tiếp tục đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng trong những tháng tới. Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến một cấu trúc thị trường, các hợp đồng giao ngay đắt hơn so với các hợp đồng giao sau, là dấu hiệu của tình trạng thắt chặt nguồn cung.
Nhận định về hợp đồng tương lai đối với dầu Brent và WTI đến tháng 8, Giám đốc Robert Yawger tại Mizuho, đã gọi là đây là hoạt động “siêu lùi” vì mỗi tháng giao dịch giảm đi ít nhất 1 USD / thùng so với tháng trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết Mỹ đang trong “giai đoạn cuối cùng” của các cuộc đàm phán gián tiếp với Iran, nhằm cứu vãn thỏa thuận năm 2015 hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran.
Nội dung bài viết
Thị trường dầu tiếp tục thắt chặt
Theo ông Bruno Jean-Richard Itoua, Bộ trưởng Dầu khí của Congo, giữ chức chủ tịch luân phiên của OPEC trong năm nay, việc thiếu đầu tư vào nguồn cung dầu trong những năm gần đây đang hạn chế đáng kể công suất của các nước sản xuất dầu, khiến thị trường dầu không có “giải pháp kịp thời” khi giá dầu lên cao.
Giá dầu đạt mức 90 USD / thùng vào đầu tháng này và tiếp tục leo thang trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Nga-Ukraine. Thêm vào đó, lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm khiến thị trường thắt chặt, trong khi OPEC và các đối tác trong liên minh OPEC+ phải vật lộn để cung cấp thêm dầu thô như quy định trong hiệp ước.
Giới phân tích cho rằng, chưa tính đến bối cảnh địa chính trị căng thẳng, thị trường vẫn đang thắt chặt và khả năng cao dầu có thể chạm mức 100 USD / thùng trong vòng vài tuần hoặc vài tháng khi nhu cầu phục hồi. Trong khi đó, OPEC+ đang vật lộn để tăng sản lượng như dự kiến.
Còn tại Nhật Bản, trong ngày 17 tháng 2, chính phủ Nhật Bản và Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản (PAJ) đang xem xét các biện pháp tiếp theo để giảm bớt tình trạng giá nhiên liệu tăng mạnh, bao gồm việc mở rộng chương trình trợ cấp hiện tại hoặc tăng trần.
Bộ công nghiệp Nhật Bản tháng trước đã áp dụng một biện pháp khẩn cấp tạm thời để giảm giá xăng và các nhiên liệu khác bằng cách sử dụng trợ cấp để giảm giá bán buôn.
Tuy nhiên, khoản trợ cấp đã đạt mức trần 5 yên (0,0435 USD) một lít vào đầu tháng này và kế hoạch này sẽ hết hạn vào cuối tháng 3. Dù giá dầu toàn cầu vẫn trên 90 USD / thùng trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và lo ngại về sự gián đoạn dòng chảy năng lượng của Nga.
Tsutomu Sugimori, chủ tịch PAJ chia sẻ: “Chúng tôi thấy rằng chính phủ đang xem xét các biện pháp tiếp theo để giảm giá xăng dầu khi căng thẳng xung quanh Ukraine gia tăng làm nhiên liệu nóng lên.”
Đầu tuần này, giám đốc điều hành của IEA, Fatih Birol cho rằng các nhà sản xuất OPEC+ cần tăng thêm dầu để thu hẹp khoảng cách ngày càng gia tăng giữa hạn ngạch sản xuất trên cam kết và thực tế.
Khoảng cách giữa sản lượng của OPEC+ và mức mục tiêu đã tăng lên tới 900.000 thùng / ngày (bpd) vào tháng Một, theo ước tính từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Theo reuters; oilprice