Khép lại phiên giao dịch ngày 13 tháng 6, giá dầu tăng lên sau phiên giao dịch đầy biến động do nguồn cung thắt chặt. Dịch COVID 19 tái bùng phát tại Trung Quốc đã phủ bóng đen lên tâm lý các nhà đầu tư và nguy cơ sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Dầu thô Brent tăng 26 xu lên 122,27 USD / thùng. Dầu thô WTI của Mỹ cũng tiến thêm 26 xu chạm mức 120,93 USD / thùng. Trước đó, thị trường dầu thô mất khoảng 3 USD do những thông tin kém sáng sủa.
Nguồn cung dầu bị thắt chặt, OPEC và các đồng minh không thể cung cấp đầy đủ sản lượng đã cam kết tăng do nhiều thành viên không đủ năng lực, thêm vào đó, các lệnh trừng phạt đối với Nga và tình hình bất ổn ở Libya đã làm giảm sản lượng.
Dầu tăng mạnh vào năm 2022 sau khi Nga tấn công vào Ukraine làm gia tăng mối lo ngại về nguồn cung và nhu cầu phục hồi sau các đợt phong tỏa liên tục do COVID 19. Trong tháng 3, giá dầu Brent đạt 139 USD, cao nhất kể từ năm 2008. Tuần trước, cả hai hợp đồng dầu tiêu chuẩn đều tăng hơn 1%.
Robert Yawger, giám đốc điều hành dầu tương lai tại Mizuho, cho biết: “Chúng tôi đang vật lộn với việc thiếu hụt nguồn cun Nga và bây giờ thêm một mối quan ngại nữa là Libya.”
Theo dữ liệu từ AAA công bố hôm thứ Bảy, giá xăng trung bình của Mỹ lần đầu tiên vượt quá 5 USD một gallon.
Trước những lo ngại về nhu cầu, quận Chaoyang – quận đông dân nhất tại Bắc Kinh đã công bố ba đợt xét nghiệm hàng loạt để nỗ lực dập tắt đợt dịch mới này.
Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures cho biết: “Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc. Tâm lý của các nhà đầu tư lúc này cũng rất tệ.”
Lo ngại về việc lãi suất tiếp tục tăng cao do áp lực từ lạm phát Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,6% trong tháng trước, cũng gây áp lực giảm giá dầu.
Các thị trường tài chính khác cũng giảm do các nhà đầu tư lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và gây suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Chỉ số S&P 500 đang biến động đúng trong bối cảnh giá cả lao dốc. Thị trường đang chờ đợi động thái tiếp theo từ FED vào thứ Tư này.
Lạm phát tiêu dùng của Mỹ tăng nhanh trong tháng 5, cụ thể giá xăng dầu đạt mức cao kỷ lục và chi phí thực phẩm tăng cao, dẫn đến mức tăng hàng năm lớn nhất trong 4 thập kỷ. Một gallon xăng thông thường có giá trung bình 4,99 USD.
Người đứng đầu Nhà Trắng cam kết sẽ giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào nhiên liệu hóa thạch, và tăng tốc việc sản xuất trong nước trong năm tới.
Tuy nhiên, tổng thống Joe Biden cũng đưa ra lời cảnh báo đối với ngành công nghiệp có lợi nhuận tăng vọt theo giá dầu và khí đốt, và chỉ ra rằng mức tăng này là bằng chứng cho thấy người tiêu dùng đang phải trả nhiều hơn, ngoài chi phí nhân công và vận chuyển.
Theo đó, các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã thu lợi từ việc giá cả leo thang cao ngất ngưởng đang chi hàng tỷ USD cho các cổ đông và xây dựng lượng tiền mặt dự trữ, một chiến lược khiến các nhà lập pháp và cử tri không thoải mái trong bối cảnh hiện nay.
Giá nhiên liệu tăng cao đã đẩy lạm phát lên mức kỷ lục trong 40 năm và dự kiến sẽ đẩy gía xăng Mỹ đạt những mốc cao mới, chẳng hạn như 6 USD một gallon vào tháng 8. Bối cảnh này khiến nhiều chuyên gia đang tranh luận rằng, phải chăng, ngành công nghiệp này đang tập trung vào lợi nhuận và kiếm tiền trên chính những người tiêu dùng.
Theo phân tích của BTU, thu nhập từ đá phiến chính của Mỹ, chiếm 2/3 sản lượng dầu của Mỹ, có thể đạt 90 tỷ USD trong năm nay, tăng từ 37 tỷ USD vào năm 2021. Ước tính đây là thu nhập đã bao gồm 32 nhà sản xuất dầu và khí đốt giao dịch công khai.
CỔ PHIẾU NĂNG LƯỢNG HẤP DẪN TRỞ LẠI
Theo ước tính, từ năm 2006 đến năm 2019, 50 nhà sản xuất dầu hàng đầu của Mỹ đã chi nhiều hơn 170 tỷ USD cho chi tiêu vốn (đầu tư) so với số tiền họ thu được hoạt động sản xuất, dùng nợ và vốn chủ sở hữu để bù đắp thâm hụt.
Đối với các cổ đông, thì “hoạt động kinh doanh hiệu quả nhưng không mang lại lợi nhuận.”
Do đó, trong thập kỷ trước, các công ty sản xuất năng lượng không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì lợi nhuận kém và hạ tỷ trọng đối với chỉ số S&P 500. Đây là thước đo mức độ quan tâm của cổ đông đối với doanh nghiệp, xuống dưới 3% vào năm 2020, từ mức 16% trong năm 2008. Hiện, con số này đã tăng lên 5,1% sau khi giá dầu và khí đốt tăng cao.
Theo dữ liệu mới nhất từ Enverus, sự thay đổi trong tâm lý giới đầu tư xuất hiện khi họ chuyển sang chiến lược chỉ đầu tư một phần ba dòng tiền vào các hoạt động khoan dầu và các chi phí vốn khác. Cách đây hai năm, các nhà đầu tư vốn có xu thế sử dụng phần lớn dòng tiền của mình.
Việc tập trung vào lợi nhuận của cổ đông qua sản xuất mới sẽ không mất đi khi giá năng lượng tăng. Giá dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 60% trong năm nay.
Matthew Stephani, chủ tịch của Cavanal Hill Investment Management, BOK Financial Corp, cho biết việc sẵn sàng giữ dây chuyền sản xuất và tạo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thông qua cổ tức và mua lại “đang thay đổi cách nhìn về đầu tư”, khiến cổ phiếu năng lượng hấp dẫn trở lại.
Liệu các nhà đầu tư có chấp nhận hoàn vốn với chi phí cao hơn và lợi nhuận của cổ đông thấp hơn không? Dĩ nhiên, câu trả lời của các nhà quản lý danh mục đầu tư và các nhà đầu tư là không.
Đọc thêm: Dầu Thô Leo Thang Trong Bối Cảnh Nhu Cầu Đi Lại Tại Mỹ Tăng