Trong phiên giao dịch ngày 11/5, giá dầu giảm trong đầu phiên giao dịch tại thị trường châu Á. Vàng đen vẫn kéo dài đà sụt giảm của những phiên trước đó do nhu cầu nhiên liệu giảm trong bối cảnh suy thoái và EU gia tăng trừng phạt với Nga.
Dầu thô Brent giảm 86 xu, tương đương 1,1%, ở mức 101,6 USD / thùng vào lúc 7h sáng giờ Việt Nam. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 80 xu, tương đương 0,8%, xuống 98,96 USD / thùng.
Ủy ban Liên minh châu Âu đã trì hoãn việc thực thi các hoạt động cấm vận dầu mỏ của Nga. Hungary đã tiếp tục phản đối và các quốc gia châu Âu khác lên tiếng lo ngại rằng nền kinh tế của họ có thể gặp khó khăn nếu nhập khẩu dầu của Nga bị cắt giảm thêm.
Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch and Associates ở Galena, Illinois cho biết: “Thị trường phải phụ thuộc rất nhiều vào lệnh cấm hoàn toàn của EU đối với dầu của Nga. Nếu giá dầu thô tăng đáng kể so với mức giá hiện nay sau khi căng thẳng diễn ra.”
Sự sụt giảm phản ánh xu hướng trên thị trường tài chính toàn cầu, khi giới đầu tư đang loại bỏ tài sản rủi ro trước tâm trạng bất an về việc tăng lãi suất, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Đồng đô la Mỹ đã giữ vững ở gần mức cao nhất trong 20 năm, khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Warren Patterson, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa ING, cho biết: “Tình hình COVID tại Trung Quốc đang biễn biến khó lường, nguy cơ suy thoái ngày càng gia tăng không hỗ trợ cho các tài sản rủi ro”.
Dữ liệu mới nhất cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại ở mức một con số, mức thấp nhất trong gần hai năm, do nước này gia hạn các đợt phong tỏa để đối phó với đại dịch.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Liên minh châu Âu đã nhập khẩu 2,2 triệu thùng / ngày (bpd) dầu thô và 1,2 triệu thùng / ngày sản phẩm dầu tinh luyện kể từ trước cuộc chiến ở Ukraine xảy ra.
Nếu lệnh cấm được thực thi thì chi phí đổ xăng sẽ đắt hơn rất nhiều. Châu Âu không chỉ nhập khẩu dầu thô từ Nga mà còn nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế, chẳng hạn như dầu diesel để làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải hành khách và khu công nghiệp.
Nhập khẩu dầu diesel từ các nước xa hơn Nga kéo theo việc chi phí vận chuyển hàng hóa tăng và do đó giá tại các trạm nạp sẽ cao hơn. Ví dụ, ở Đức, 74% lượng dầu diesel nhập khẩu trước chiến tranh đến từ Nga.
Thị trường tài chính cũng lo ngại rằng một số nền kinh tế châu Âu có thể gặp khó khăn nếu tiếp tục cắt giảm nguồn nhập khẩu từ Nga, hoặc nếu Nga “trả đũa” bằng cách cắt nguồn cung.
Do đó, giới chức trách tại Đức đã chuẩn bị sẵn sàng cho các phương án thay thế nguồn cung nếu như Nga đột ngột cắt giảm. Một gói hỗ trợ khẩn cấp bao gồm cả việc duy trì các công ty quan trọng.
Một quan chức EU cho biết, việc gia hạn thời hạn áp dụng lệnh cấm vận chuyển đối với các công ty vận chuyển dầu của Nga tại châu Âu cũng đã phần nào giải quyết quan ngại của Hy Lạp, Malta và CH Síp về tác động của lệnh cấm vận đối với hoạt động kinh doanh vận tải của họ.
Giới chuyên gia nhận định: “Rõ ràng, các thành viên (EU) đang gặp khó khăn trong việc đi đến một thỏa thuận thống nhất, điều này cho thấy rằng chúng ta có thể thấy gói đề xuất sẽ giảm hơn nữa.”
ĐỌC THÊM: Dầu WTI Sụt 6% Khi Trung Quốc Tiếp Tục Đẩy Mạnh Phong Toả