Thương mại toàn cầu chao đảo khi dầu thô sớm leo lên mức đỉnh mới trong một thập kỷ. Giá dầu tăng cao do lo ngại về sự gián đoạn xuất khẩu từ Nga, nơi cung cấp tới 4 đến 5 triệu thùng / ngày (bpd), chỉ đứng sau Ả Rập Xê-út. Sau khi Nga tấn công đặc biệt vào Ukraine, các công ty đang tìm đến nguồn cung khác thay thế dầu thô từ Nga.
Khép lại phiên giao dịch ngày 3 tháng 3, giá dầu giảm 2%, sau khi chạm mức cao chưa từng thấy trong một thập kỷ.
Dầu Brent giao sau giảm 2,47 USD, tương đương 2,2%, xuống 110,46 USD / thùng, trong khi dầu thô Tây Texas Trung cấp (WTI) của Mỹ giảm 2,93 USD, tương đương 2,6%, xuống 107,67 USD.
Cả hai điểm chuẩn đều tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm. Cụ thể, dầu Brent tăng lên 119,84 USD, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2012 và WTI đạt mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2008 ở mức 116,57 USD.
Nội dung bài viết
Mỹ gia tăng trừng phạt vào Nga
Washington và các đồng minh phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, và cho đến nay vẫn chưa dừng lại ở mục tiêu xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga. Một đòn trừng phạt mới được Nhà Trắng công bố hôm thứ Tư là cấm xuất khẩu các công nghệ lọc dầu cụ thể, khiến Nga khó hiện đại hóa các nhà máy lọc dầu của mình.
Cũng trong ngày 3 tháng 3, một nhóm lưỡng đảng gồm các thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra dự luật cấm nhập khẩu dầu của Nga vào thứ Năm, thay vào đó các công ty hãy thúc đẩy sản lượng ở Bắc Mỹ và những nơi khác.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng đồng tình với dự luật này, “Tôi hoàn toàn ủng hộ. Cấm nhập khẩu dầu đến từ Nga.”
Dự luật sẽ phải thông qua Thượng viện và Hạ viện và được Tổng thống Joe Biden ký để trở thành luật. Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng đang lo ngại rằng, động thái này có thể làm tăng giá xăng vào thời điểm lạm phát đã ở mức cao.
Hiện, Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về việc liệu tổng thống Biden có ký dự luật hay không.
Jon Tester, một đảng viên Đảng Dân chủ từ Montana cũng ủng hộ quyết định trên, “Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên nhập khẩu bất cứ thứ gì từ Nga. Điều này sẽ thay chúng ta, gưỉ tới Ukraine một thông điệp rằng, Mỹ luôn đồng hành cùng Ukraine trên chặng đường dài này.”
Không chỉ Mỹ mà nhiều thị trường khác cũng rất cảnh giác với nguồn dầu của Nga. Các nguồn tin cho biết, vào thứ Tư ít nhất 10 tàu chở dầu từ Nga không tìm được người mua.
Canada tuyên bố sẽ loại bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga và Belarus làm đối tác thương mại, đồng thời sẽ cung cấp viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine.
Làn sóng các công ty rút khỏi Nga
Tác động của cuộc khủng hoảng Nga / Ukraine đang ngày càng gia tăng, và khiến một loạt các ông lớn trong ngành dầu mỏ rút khỏi thị trường Nga. Những hành động này sẽ dẫn đến thiệt hại về tài sản thế chấp trong những thời gian tới. Đặc biệt, những tổn thất này sẽ kéo theo vấn đề thị trường eo hẹp khi nhiều nơi chưa thể đáp ứng được nguồn cung thiếu hụt.
BP là cái tên đầu tiên của phương Tây tuyên bố sẽ hủy bỏ các dự án kinh doanh có trụ sở tại Nga. Cuối tuần trước họ đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng sẽ phải chịu khoản phí tổn thất quý 1 lên tới 25 tỷ USD. Lượng dầu nắm giữ tại Rosneft của BP hiện chiếm 50% trữ lượng dầu và 1/3 sản lượng dầu toàn cầu.
Số cổ phiếu BP hiện nắm giữ có giá trị 14 tỷ USD, nhưng BP cũng bị ảnh hưởng từ các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái ghi nhận là 11 tỷ USD. Cuối tuần trước, Bloomberg cho biết BP đang xem xét bán lại lãi suất của mình cho Rosneft với mức giá chiết khấu cao.
Tập đoàn lớn khác của Anh, Shell, là người rút lui tiếp theo, khi tuyên bố rời khỏi các liên doanh liên kết với Nga. Hiện tập đoàn đang nắm giữ 10% trong 9,5 tỷ euro phí xây dựng dưới hình thức cho vay của dự án đường ống Nord Stream 2. Họ cũng sở hữu 27,5% cổ phần trong nhà máy LNG Sakhalin 2, do Gazprom sở hữu và điều hành 50%.
Shell cũng cảnh báo rằng việc rút lui khỏi các khoản đầu tư ở xứ sở Bạch Dương sẽ dẫn đến thiệt hại ước tính lên tới 3 tỷ USD.
Hôm thứ Ba, ExxonMobil cũng tuyên bố “tạm dừng cuộc chơi” với các dự án của Nga và các khoản đầu tư định giá là 4 tỷ USD. Exxon hiện đang vận hành các cơ sở sản xuất dầu khí lớn tại Đảo Sakhalin như một phần của tập đoàn bao gồm Rosneft.
Kỳ vọng nguồn cung từ Iran
Trong bối cảnh căng thẳng này, thị trường đổ dồn sự chú ý vào việc Mỹ và Iran đã gần hoàn tất các cuộc đàm phán để sớm cung cấp trở lại hơn một triệu bpd dầu, tương đương khoảng 1% nguồn cung toàn cầu. Jalina Porter, phó phát ngôn viên chính của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng, “Chúng tôi sắp đạt được một thỏa thuận khả thi.”
Tuy nhiên, “hướng đi mới” này được dự đoán chỉ có thể hỗ trợ một phần lỗ hổng hiện nay trên thị trường vì Nga vốn chiếm khoảng 8% lượng dầu xuất khẩu toàn cầu.
Giám đốc điều hành Jarand Rystad của Rystad Energy cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng xuất khẩu dầu của Nga sẽ giảm 1 triệu thùng / ngày do tác động gián tiếp của các lệnh trừng phạt và hành động tự nguyện của các công ty. Giá dầu có khả năng tiếp tục tăng nữa – dự kiến vượt quá 130 USD / thùng.”
Theo oilprice; reuters