Khép lại phiên giao dịch ngày 10 tháng 1, giá dầu giảm điểm do lo ngại về nhu cầu gia tăng khi sự lây lan của biến chủng Omicron đang phủ bóng đen trên toàn cầu. Nỗi lo này còn lớn hơn cả tâm lý lo ngại về việc giảm nguồn cung dầu từ Kazakhstan.
Dầu thô Brent giảm 88 xu, tương đương 1,1% xuống 80,87 USD / thùng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 67 Mỹ, tương đương 0,9%, ở mức 78,23 USD.
Đầu ngày giao dịch, cả hai hợp đồng dầu đều tăng khoảng 50 xu.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures ở Chicago cho biết: “Giá dầu đang nối tiếp đà giảm của thị trường chứng khoán do lo ngại của biến chủng Omicron. Thị trường cũng lùi bước sau đà tăng đầu tuần sau khi Libya thông báo sản lượng sản xuất đang tăng.”
Chứng khoán thế giới lại lao dốc trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đạt mức cao nhất trong hai năm khi các nhà đầu tư bỏ tiền ra đánh cược tài sản rủi ro vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED có thể tăng lãi suất ngay sau tháng Ba.
Những lo ngại về biến thể Omicron đã tràn vào thị trường dầu, đẩy giá xuống thấp hơn. Tuần trước, giá dầu đã tăng hơn 5% sau khi các cuộc biểu tình ở Kazakhstan nổ ra, làm gián đoạn đường tàu vận chuyển hàng hoá và ảnh hưởng đến sản lượng tại mỏ dầu Tengiz của nước này. Trong khi đó việc bảo trì đường ống ở Libya đã hạ sản lượng xuống 729.000 thùng / ngày (bpd) từ mức cao 1,3 triệu thùng / ngày vào năm ngoái.
Công ty khai thác dầu mỏ lớn nhất Kazakhstan Tengizchevroil (TCO) đang dần tăng sản lượng ở mỏ Tengiz để về mức bình thường, sau nhiều ngày bị hạn chế sản xuất.
Tuần trước, thị trường vàng đen đã được hỗ trợ từ nhu cầu toàn cầu gia tăng và nguồn cung bổ sung thấp hơn dự kiến từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga – OPEC+.
Sản lượng của OPEC trong tháng 12 đã tăng 70.000 thùng / ngày so với tháng trước, so với mức tăng 253.000 thùng / ngày theo thỏa thuận của OPEC+. Thỏa thuận đó đã khôi phục việc cắt giảm sản lượng vào năm 2020 khi nhu cầu sụt giảm trong thời gian bị phong toả do COVID-19.
Nhu cầu phục hồi và tồn kho dầu giảm mạnh đã đẩy cấu trúc thị trường đối với dầu Brent và dầu WTI của Mỹ rơi vào tình trạng lún sâu.
Cấu trúc thị trường lạc hậu có nghĩa là giá trị hiện tại sẽ cao hơn so với những tháng tiếp theo và khuyến khích các nhà đầu tư giải phóng dầu từ kho dự trữ để bán ra kịp thời.
Các chính phủ trên khắp thế giới từ châu Âu đến Trung Quốc và Ấn Độ đã phải gia tăng kiểm soát nhằm vật lộn đối phó với biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh.
Tại Mỹ, việc làm mới tăng ít hơn dự kiến vào tháng 12 trong bối cảnh thiếu người làm và mức tăng việc làm có thể vẫn ở mức trung bình trong thời gian tới số ca nhiễm COVID 19 gia tăng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, Canada có một trong những cam kết về khí hậu tham vọng nhất trên thế giới. Đây cũng là nhà sản xuất dầu lớn thứ tư thế giới, với doanh thu từ dầu mỏ chiếm 5% GDP. Tuy điều này không hề dễ dàng nhưng Canada đã cam kết giảm lượng khí thải từ 40% đến 45% so với mức năm 2005 vào năm 2030. Hiện, quốc gia này vẫn chưa vạch ra kế hoạch chi tiết về cách đạt được mục tiêu trên.
Trong khi đó, sản lượng dầu sẽ đạt mức tăng tới 18% vào năm đó, theo thông tin từ tờ Financial Times. Với mức tăng này, sản lượng dầu tại Canada sẽ đạt tổng cộng gần 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng tài nguyên Canada, cả hai mục tiêu có vẻ như không hoàn toàn tương thích.
Jonathan Wilkinson chia sẻ: “Để nhu cầu [dầu] tiếp tục tồn tại, Canada cần khai thác giá trị từ các nguồn tài nguyên của đất nước, giống như Mỹ, Anh ở Biển Bắc và Na Uy.”
Tìm hiểu thêm: Biến động từ Anh và Mỹ chi phối thị trường ngoại hối