Trong một khảo sát mới nhất với các chiến lược gia do Reuters tiến hành, giới đầu tư nhận định đồng USD sẽ suy yếu so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong năm nay, chủ yếu do chênh lệch lãi suất giữa các nước không còn nới rộng.
Nội dung bài viết
Đồng USD yếu đi, chịu tác động bởi nhiều yếu tố

Sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực của Mỹ vào tháng Ba đã buộc Fed phải hạ thấp những kỳ vọng đó, đẩy đồng bạc xanh giảm giá và xóa gần như toàn bộ mức tăng của tháng Hai. Giới chuyên gia nhận định xu hướng đó có thể sẽ tiếp tục trong ngắn và trung hạn.
Trong khi những lo ngại về tình trạng hỗn loạn liên quan đến lĩnh vực ngân hàng đã lắng xuống, kỳ vọng về khả năng Fed tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất vẫn chưa quay trở lại. Diễn biến này cho thấy đợt tăng lãi suất nhanh của Fed có thể sớm kết thúc. Cùng với đó là sự thoái trào cho đợt tăng giá lịch sử của đồng USD.
Nhấn mạnh vai trò quá lớn của lãi suất đối với các biến động trên thị trường tiền tệ, phần lớn các nhà phân tích – 32 trên 56 người lựa chọn trả lời một câu hỏi riêng – nhận định chênh lệch lãi suất sẽ là yếu tố thúc đẩy đồng USD mạnh nhất trong tháng tới.
Ông Lee Hardman, nhà kinh tế chuyên về thị trường tiền tệ tại ngân hàng MUFG, nhận định đồng USD sẽ suy yếu hơn nữa trong vòng 3 đến 6 tháng tới sau những biến động trong lĩnh vực ngân hàng. Fed sẽ nhận thức rất rõ về những rủi ro giảm giá đó đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Vì vậy, ông đồng ý với việc thị trường đang định giá lại theo hướng ôn hòa hơn và Fed nhiều khả năng sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất của họ.
Hoạt động trên các thị trường cho thấy giới đầu tư đang đặt cược vào triển vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 9/2023, mặc dù lạm phát vẫn cao gấp đôi mục tiêu của ngân hàng trung ương này.
NZD/USD: biểu đồ 15 phút

Dù ghi nhận sự suy giảm vào cuối phiên, NZD/USD vẫn nằm trên đường xu hướng tăng trong ngắn hạn có thể nhìn thấy trên khung thời gian 15 phút.
Điều này xảy ra ngay xung quanh một khu quan trọng ở gần ngưỡng 0,6300 và mức cao nhất của ngày hôm trước, biến đây trở thành một vùng hỗ trợ khá mạnh.
Căn cứ vào một số dữ liệu kinh tế từ Mỹ, bao gồm cả báo cáo cơ hội việc làm JOLTS mới nhất, có vẻ như các nhà giao dịch dollar Mỹ đang chú ý nhiều hơn đến số liệu trên thị trường lao động. Báo cáo của ADP dự kiến sẽ cho thấy hoạt động tuyển dụng trong tháng 3 chậm lại đôi chút. Điều này sẽ làm giảm kỳ vọng về các số liệu của bảng lương phi nông nghiệp được giới chức Mỹ công bố vào thứ Sáu.
Sự sụt giảm trong thành phần việc làm của chỉ số PMI ngành dịch vụ theo khảo sát của ISM có thể làm tăng thêm kỳ vọng lạc quan đối với báo cáo việc làm của Mỹ, củng cố cho khả năng thị trường lao động đang hạ nhiệt.
Cùng với đó, cặp tiền tệ này có thể tăng cao hơn lên với các mức kháng cự gần đó, chẳng hạn như mức R3 (0,6370) của Điểm Pivot tiêu chuẩn.
Các nhà đầu tư nên chú ý đến bất kỳ số liệu gia tăng đột biến nào trong dữ liệu việc làm của kinh tế Mỹ, bởi điều này có thể đi ngược lại triển vọng ảm đạm từ đầu tuần, giúp củng cố vị thế của đồng bạc xanh và dẫn tới xu hướng đảo ngược của cặp tỷ giá NZD/USD.