CChỉ số S&P 500, chỉ số Bình quân Công nghiệp Dow Jones và chỉ số Tổng hợp Nasdaq đều chìm trong sắc đỏ vào ngày thứ Hai trong bối cảnh thị trường Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang lại sắp diễn ra, và số ca nhiễm Covid-19 tăng cao trong khi trần nợ công sắp đến hạn.
Chỉ số S&P 500, chỉ số Bình quân Công nghiệp Dow Jones và chỉ số Tổng hợp Nasdaq đều chìm trong sắc đỏ vào ngày thứ Hai trong bối cảnh thị trường Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang lại sắp diễn ra, và số ca nhiễm Covid-19 tăng cao trong khi trần nợ công sắp đến hạn.
Hôm qua được xem là ngày tồi tệ nhất của chỉ số S&P kể từ hồi tháng 5 và là ngày tồi tệ nhất của chỉ số Dow Jones kể từ hồi tháng 7.
Đa số các nhà phân tích nhận định rằng làn sóng bán tháo ra là một cơ hội để mua vào cho dù thị trường đang có những rủi ro tiềm ẩn.
Dưới đây là phần ghi nhận về những ý kiến đánh giá từ bốn nhà phân tích vào hôm thứ Hai:
Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao Ashraf Haque tại Sands Capital nhận định rằng thị trường vẫn còn cơ hội:
“Có một số nhóm ngành đã tăng trưởng thành công và những nhóm ngành khác lại chật vật hơn, đặc biệt là khối công nghệ Trung Quốc. Chúng tôi thường tập trung xem xét là các chỉ số cơ bản của các doanh nghiệp này và nếu xét một doanh nghiệp như Alibaba, mảng kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi của họ vẫn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng và họ còn có những động lực tăng trưởng khác vốn chỉ mới ở thời kỳ đầu như mảng điện toán đám mây. Và tiếp theo, khi so sánh định giá của doanh nghiệp này với mức định giá của các doanh nghiệp tương đương cùng ngành tại các nước phát triển, có thể thấy cổ phiếu của họ đang bán với giá chiết khấu rất sâu, vì vậy thị trường đang thể hiện tính hiệu quả trong việc cân bằng rủi ro một cách thích hợp và tập trung vào hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi nghĩ rằng vẫn có rất nhiều cơ hội ở một số đại tập đoàn trong mảng công nghệ. Vì vậy, nếu có thể, chúng tôi sẽ tìm thêm nhiều cơ hội đầu tư hơn trong phân khúc đó”.
Thành viên hợp danh kiêm trưởng bộ phận nghiên cứu Tom Lee tại Fundstrat Global Advisors cũng coi hiện tượng bán tháo gần đây là cơ hội để mua vào:
“Tôi nghĩ rằng các bên tham gia thị trường đang lo lắng vì chạm phải một khối chướng ngại vật khổng lồ … và tôi biết mọi người đang nói về vụ Evergrande và tác động lan tỏa của quả bom này giống như vụ bê bối Lehman, nhưng khi tôi nhìn vào lợi suất, các con số đang có vẻ khá ổn và chỉ số VIX thì không không thực sự nhảy vọt như tưởng tượng. Tôi cho rằng đây sẽ là một cơ hội mua rất tốt. Hiện tại, tôi đã nghe anh Michael Santoli nói và tôi đồng ý với anh ấy. Tôi không nghĩ điều đó có nghĩa là thị trường chứng khoán sẽ chạm đáy trong hôm nay hoặc ngày mai. Nhưng liệu đà phục hồi vốn chỉ mới kéo dài được một năm nay có kết thúc không hay nhu cầu bị dồn nén bấy lâu tự dưng lại hóa thành hư không chỉ vì vài vụ chấn động trong làng bất động sản ở Châu Á? Tôi cho rằng câu trả lời là không. Vì vậy, tôi sẽ xem các đợt bán tháo giống như lần này hoặc các đợt bán tháo trên diện rộng là thời điểm thích hợp để mua vào dần dần mà vẫn hoàn toàn nhận thức được rằng thị trường có thể sẽ không chạm đáy trong ngày hôm nay.”
Chuyên gia chiến lược thị trường toàn cầu David Lebovitz tại J.P. Morgan Asset Management dự báo tình hình biến động sẽ kéo dài trong vài tuần và cuối cùng sẽ mở đường cho một năm 2022 thăng hoa mạnh mẽ:
“Tôi nghĩ điều đầu tiên mà các bên tham gia thị trường cần nhận ra là khi nói đến tiềm năng suy giảm, giờ có lẽ đã đến lúc thị trường sắp đi xuống. Mức hồi giá từ đỉnh về đáy lớn nhất của S&P 500 tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại chỉ là 4% so với mức trung bình dài hạn là hơn 14%. Và vì vậy, khi tôi nghĩ về các yếu tố biến động, việc gia tăng biến động đối với tôi chỉ là một loại trạng thái phân phối thống kê mà các biến số bị giãn rộng hơn, trong đó các biến số là các kết quả tiềm năng. Và tôi nghĩ rằng đó là những khúc mắc mà các nhà đầu tư đang bấu víu vào trong môi trường hiện tại. Họ không chỉ lo lắng về khả năng cả hai gói cơ sở hạ tầng được chính phủ (Mỹ) thông qua, lo lắng về mức trần nợ, họ còn lo lắng về Fed và nôn nao muốn biết biểu đồ dot plot trong tuần này có thể sẽ báo hiệu điều gì về quỹ đạo lãi suất trong tương lai. Và sau đó lại còn có vụ Evergrande, mà thực ra vụ này chỉ là nét chấm phá thêm cho bức tranh ảm đạm về tổng thể. Và vì vậy, tôi nghĩ rất khó để xác định cụ thể những yếu tố chính khiến nhà đầu tư dấy lên tâm lý bất an, nhưng tôi tin rằng thị trường sẽ khá gập ghềnh trong vài tuần tới. Tuy nói vậy, dù có một số doanh nghiệp đã “gãy” kế hoạch lợi nhuận trong thời gian gần đây, nhưng bức tranh thị trường cho năm 2022 vẫn rất sáng sủa và cấu trúc tài sản của chúng tôi vẫn được xây dựng dựa trên các tài sản rủi ro xét trên góc nhìn trung hạn.”
Rick Rieder, Giám đốc đầu tư của Bộ phận thu nhập cố định toàn cầu tại BlackRock, nói rằng mặc dù các nhà đầu tư không nên bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn ở thị trường Trung Quốc, nhưng họ vẫn có thể mua thêm chứng khoán:
“Tôi nghĩ bạn nên xem trọng tin tức thời sự. … Nếu bạn hỏi tôi, ‘Những rủi ro trên thế giới ngày nay là gì?’ Thì Trung Quốc chính là câu trả lời. Tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế đang chậm lại, bản chất của hệ thống tài chính đang lộ ra và nhiều sự kiện đã xảy ra, và bạn cũng phải xem trọng các tin tức này. Suy cho cùng, một trong những thực trạng nhức nhối trên thị trường là rất khó để xác định điểm giá cân bằng. Lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường ngày nay đang xuống thấp và vì vậy khi bạn biết được một tin tức như thế này, bạn phải tính đến tác động của nguồn tin đó. Và nếu nói vậy, liệu chúng ta có nên mua chứng khoán vào lúc này không? Tôi nghĩ bạn có thể mua thêm một vài tờ giấy lộn nữa dưới áp lực thị trường như bây giờ”.