Dự báo thị trường forex tuần sau: bầu cử Pháp, BoJ, BoE. Cùng xem xét các biến động có thể xảy ra, qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
1. Chỉ số giá tiêu dùng sơ bộ (flash CPI) của khu vực EU trong tháng 4 (29/04)
Mặc dù tốc độ lạm phát đã đạt đỉnh kỷ lục 7,4% nhưng trong cuộc họp gần đây của ECB, Chủ tịch Christine Lagarde và hội đồng điều hành đã tỏ ra ôn hòa hơn. Điều này làm cho rất nhiều người ngạc nhiên vì những vị lãnh đạo này từng bộc lộ quan điểm cứng rắn theo hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trong cuộc họp hồi tháng 3. Góc nhìn của họ đã bắt đầu thay đổi, ngay cả khi chỉ số giá cơ bản vẫn cao hơn một nửa so với CPI toàn phần ở mức 2,9%.
Một loạt các nhà hoạch định chính sách của ECB đã dần lên tiếng nhiều hơn về việc tăng lãi suất ngay sau tháng 7, trong đó thành viên hội đồng ECB Pierre Wunsch và phó chủ tịch ECB Luis de Guindos cho biết có khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 7. Những lời tuyên bố này có thể sẽ trở nên nặng ký hơn nếu giới đầu tư tìm thêm manh mối xác thực từ các chỉ số CPI cơ bản của Vương quốc Anh và Mỹ, vốn dĩ ban đầu đều thấp hơn so với tỷ lệ toàn phần, và bây giờ chúng dường như đều đang tăng tốc.
ECB có vẻ đang đánh giá thấp tác động này, mặc dù vậy thị trường lao động khu vực đồng euro đang có chút chùng xuống, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tiền lương sẽ chậm lại. Nếu số liệu thống kê sắp tới tăng lên mức 7,6% thì kết quả đó sẽ càng làm gia tăng áp lực hơn nữa, buộc ECB phải tăng lãi suất vào tháng 3.
2. Bầu cử Pháp (24/04)
Chủ nhật này sẽ là một ngày cuối tuần quan trọng đối với chính trường Pháp khi đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và bà Marine le Pen sẽ đối đầu trong vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Ông Macron vẫn là người chiếm ưu thế hơn khi đến thời khắc quyết định. Tuy nhiên đối với hầu hết các cử tri, hai nhà lãnh đạo này đều không phải là lựa chọn hấp dẫn. Xu hướng cảm nhận đó dường như đã là trào lưu chung trên chính trường toàn thế giới.
Vào năm 2017, ông Macron giành chiến thắng với hơn 60% phiếu bầu, nhưng trong dịp này, bà Le Pen dường như đã thu hẹp khoảng cách, chủ yếu là do bản thân ông Macron đã không lắng nghe tâm tư của những bộ phận người dân nghèo nhất trong xã hội Pháp.
Kết quả cuối cùng chủ yếu sẽ phụ thuộc vào việc liệu cuộc bỏ phiếu “bài trừ Macron” có chuyển thành xu thế ủng hộ bà Le Pen hay không, hay liệu cử tri Pháp chỉ đơn giản là từ chối bỏ phiếu cho một trong hai người. Đây có thể là rủi ro lớn nhất đối với ông Macro khi mà cử tri không những quay lưng với ông mà còn ủng hộ bà Le Pen
3. Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho tháng 4 (28/04)
Đà trượt dài của đồng yên Nhật có khả năng sẽ làm tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, buộc họ phải trở nên quyết liệt hơn khi tiến hành cuộc họp vào cuối tuần này. Kể từ cuối năm ngoái, đồng yên Nhật đã mất giá hơn 10% so với đồng Dollar Mỹ. Đối với một quốc gia nhập khẩu ròng hàng hóa và năng lượng như Nhật Bản, điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã dành nhiều năm để cố gắng đạt mức lạm phát mục tiêu nhưng vẫn gặp rất nhiều thách thức. Vào tháng 3, chỉ số CPI toàn phần đã tăng từ 0,9% trong tháng 2 lên 1,2%, tuy nhiên dữ liệu này vẫn dưới mức 1,5% theo ghi nhận vào tháng 02/2018. Với mức lạm phát mục tiêu là 2%, BOJ chỉ mới vượt một ít và đạt được mức đó vào năm 2008, và vài tháng trong năm 2014 và 2015 khi CPI đạt đỉnh 3,7% trước khi giảm mạnh.
Kịch bản tương tự có thể sẽ diễn ra nếu giá hàng hóa tiếp tục tăng và đồng yên tiếp tục lao dốc.
4. GDP quý 1 của Đức/Pháp/Ý và Tây Ban Nha (29/04)
Tình hình gia tăng giá năng lượng và giá hàng hóa trong thời gian gần đây được cho là sẽ có tác động tiêu cực đến sản lượng kinh tế trong quý 1, và đó là chưa đến tính đến tác động từ cuộc xung đột ở Ukraina.
Ngân hàng Bundesbank của Đức đã chỉ ra rằng nền kinh tế Đức đang rơi vào tình trạng suy thoái do giá năng lượng tăng mạnh và nếu các mặt hàng dầu khí của Nga bị cấm vận thì tác động đó có thể sẽ tăng lên gấp bội. Nền kinh tế Đức vốn đã rơi vào tình trạng thu hẹp vào cuối năm ngoái, với GDP sơ bộ quý 1 trong tuần này dự kiến sẽ ở mức 0,2%, mặc dù vậy con số này hoàn toàn có thể rơi về mức âm.
Nền kinh tế Pháp dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại từ 0,7% trong quý 4 năm ngoái xuống còn 0,3%. Nền kinh tế Ý dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại từ 0,6% đến 0,1% trong Q1, và nền kinh tế Tây Ban Nha dự kiến sẽ hãm tốc 0,5%, giảm từ mức 2,2% trong quý 4.
5. Chỉ số PCE cơ bản của Mỹ trong tháng 3 (29/04)
Những bình luận gần đây từ Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard gợi ý rằng ông có thể ủng hộ phương án tăng lãi suất thêm 0,75% khi Cục Dự trữ Liên bang họp vào tháng tới, nhưng dù sao đây cũng không phải là lựa chọn tối ưu ban đầu của nhà lãnh đạo này.
Giới đầu tư vốn dĩ đã đánh cược rằng Fed sẽ có khả năng tăng lãi suất huy động vốn thêm 0,5% và có vẻ như ai ai bây giờ cũng đều tương đối vững tin với ý tưởng đó. Gần như không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tốc độ lạm phát toàn phần đang hãm tốc lại dựa trên các số liệu CPI và PPI gần đây vào tháng 3.
Chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) là thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Chính vì vậy, PCE cơ bản của tháng 3 được dự báo tăng nhẹ lên mức 5,5% từ mức 5,4% trước đó.
Theo FX Street