Tuần này, thị trường sẽ tập trung sự chú ý vào các cặp AUD/CHF và CAD/JPY. Cùng phân tích kỹ thuật và các yếu tố tác động đến diễn biến của các cặp tiền.

Nội dung bài viết
Kinh tế Thuỵ Sỹ tăng trưởng chậm lại
Mặc dù, tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ được cải thiện từ 2,0% lên 1,9% trong tháng 12. Nhưng Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sỹ (SNB) vẫn lo ngại về tình trạng lạm phát tại quốc gia này.
SNB dự báo lạm phát tại Thụy Sỹ sẽ vào khoảng 2,4% cho năm 2023, so với mức 2,9% của năm 2022. Tuy nhiên, các dự báo chênh nhau khá nhiều giữa các tổ chức khác nhau.
Trong khi Liên đoàn doanh nghiệp Thụy Sỹ Economiesuisse dự đoán lạm phát sẽ vẫn ở mức cao trong năm tới (2,9%), thì các chuyên gia của Credit Suisse lạc quan hơn nhiều với dự đoán lạm phát ở mức 1,5%.
Suy thoái kinh tế có khả năng khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ, mà theo dự kiến của SECO là 2,3% vào năm 2023. Tuy nhiên, thị trường lao động sẽ vẫn rất thắt chặt trong một số ngành.
Phân tích kỹ thuật

Do đồng Dollar Mỹ lại giảm vào đầu tuần này nên USD/CHF đã rơi xuống mức đáy thấp nhất trong vùng biên độ giá trên khung thời gian hàng giờ.
Tín hiệu quá bán từ chỉ báo stochastic dường như đang ủng hộ kịch bản này, cho thấy lực cung đã yếu đi trong một khoảng thời gian.
Lực cầu có thể sẽ bắt đầu mạnh lên khi chỉ báo stochastic tăng cao hơn, có thể đưa USD/CHF tăng trở lại các mức kháng cự gần đó.
Đồng thời, đường SMA 100 vẫn nằm trên đường SMA 200, xác nhận rằng rất có thể tỷ giá sẽ tăng lên. Nói cách khác, khả năng cao ngưỡng hỗ trợ sẽ không bị thủng.
Cùng với đó, phe đầu cơ giá lên có thể sẽ hướng mục tiêu trở lại ngưỡng cao nhất của vùng biên độ ở khoảng 0,9375 hoặc ít nhất là cho đến vùng giá giữa kênh gần mức 0,9300.
Tuy nhiên, sắp tới sẽ không có nhiều dữ liệu cấp cao đủ sức làm dịch chuyển thị trường trong phiên giao dịch tiếp theo, vì báo cáo tín dụng tiêu dùng của Mỹ là báo cáo đáng xem duy nhất về nền kinh tế nước này.
Hiện tại giới đầu tư sẽ tập trung nghe ngóng bất kỳ tin tức nào liên quan đến luận điệu hoặc định hướng của Fed trước đợt công bố chỉ số CPI của Mỹ vào cuối tuần này.

CAD/JPY cũng thể hiện một mô hình không kém phần cuốn hút với đường xu hướng tăng mượt mà trên biểu đồ dài hạn Vùng giá này đã kéo dài từ tận tháng 03/2020, vì vậy đây là vùng hỗ trợ khá vững chắc.
Theo tín hiệu từ chỉ báo stochastic thì dường như đúng là như vậy, vì chỉ báo dao động này dâng lên cao hơn, cho thấy xu hướng tăng giá đang áp đảo.
Stochastic cũng đang hình thành các đáy sau cao hơn đáy trước trong khi tỷ giá CAD/JPY tạo đáy sau thấp hơn đáy trước. Tín hiệu phân kỳ tăng như thế này có thể sẽ thu hút lực mua mạnh hơn.
Tuy nhiên, các bạn trader nên thận trọng vì đường SMA 100 đang giảm xuống và thu hẹp cách biệt với đường SMA 200, qua đó cho thấy rằng hai đường trung bình động có thể đang hình thành tín hiệu giao cắt giảm.
Nếu điều này thành hiện thực và CAD/JPY giảm xuống dưới đường xu hướng cũng như vùng giá nhạy cảm 96,00 thì rất có khả năng giá sẽ đảo chiều dài hạn.