Trong một nghiên cứu mới đây về việc Bitcoin đã chạm đáy hay chưa, các dữ liệu phân tích đã cho ra những kết quả trái chiều.
Phân tích dữ liệu on-chain của Glassnode cho thấy những kết quả khác nhau cho câu hỏi liệu Bitcoin đã chạm đáy hay chưa.
Nghiên cứu trước đây được công bố vào ngày 27/9 đã xem xét các chỉ số Phần trăm nguồn cung có lời (PSP), Giá trị thị trường so với giá trị hợp lý (MVRV), Nguồn cung có lời và thua lỗ (SPL). Tất cả đều báo hiệu đáy đang hình thành vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, khi xem xét lại các số liệu này ở thời điểm hiện tại, các chỉ số PSP và MVRV vẫn chỉ ra rằng Bitcoin đã chạm đáy, nhưng chỉ số SPL thì không.
Nội dung bài viết
Tỷ lệ phần trăm địa chỉ Bitcoin có lời
Số liệu Phần trăm nguồn cung Bitcoin có lời (PSP) đề cập đến tỷ lệ các địa chỉ Bitcoin có giá mua trung bình thấp hơn mức giá giao ngay hiện tại.
Trong các thị trường giá xuống, tỷ lệ địa chỉ Bitcoin có lời luôn giảm xuống dưới mức 50%. PSP trở lại trên ngưỡng này thường trùng với các chuyển động giá tăng lên.
Biểu đồ bên dưới bắt đầu từ năm 2010, cho thấy PSP hiện tại đang ở dưới ngưỡn 50%, ngụ ý khả năng chạm đáy là có thể xảy ra.
Tuy nhiên, phân tích ghi nhận tỷ lệ phần trăm nguồn cung BTC có lời giảm xuống thấp hơn nhiều so với 50% trong quá khứ. Ví dụ điển hình nhất là các địa chỉ có lời giảm xuống mức thấp nhất 30% trong năm 2015.
Năm 2015 là khoảng thời gian không bình thường, với việc PSP đã nhiều lần dao động trên và dưới ngưỡng 50% trước khi đột phá một cách dứt khoát vào cuối năm. Theo sau đó, Bitcoin đã lấy lại mốc 1.000 USD.
Biểu đồ tỷ lệ phần trăm nguồn cung có lời. Nguồn: Glassnode
Xem xét các chuyển động của PSP trong năm 2022 cho thấy, chỉ số này đã giảm xuống dưới ngưỡng 50% nhưng rồi lại vượt lên trên ngưỡng đó vào tháng 12.
Một cú đột phá dứt khoát lên trên đỉnh cục bộ trước đó ở khoảng 60% có thể báo hiệu một sự đảo chiều của hành động giá. Tuy nhiên, kịch bản có thể lặp lại như năm 2015, khi PSP dao động quanh ngưỡng này, giảm xuống các mức PSP thấp hơn và áp lực bán là yếu tố chi phối.
Image 1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm nguồn cung có lời trong năm 2022. Nguồn: Glassnode
Giá trị thị trường trên giá trị hợp lý (MVRV)
Giá trị thị trường trên giá trị hợp lý (MVRV) đề cập đến tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường (hoặc giá trị thị trường) và vốn hóa thực (hoặc giá trị được lưu trữ). Bằng cách đối chiếu thông tin này, MVRV cho biết khi nào giá Bitcoin được giao dịch trên hoặc dưới “giá trị hợp lý”.
MVRV còn được phân chia thêm theo tiêu chí nhóm nắm giữ (holder) dài hạn và ngắn hạn. Trong đó, MVRV của holder dài hạn (LTH-MVRV) đề cập đến đầu ra giao dịch chưa chi tiêu có thời hạn ít nhất 155 ngày và MVRV của holder ngắn hạn (STH-MVRV) tương đương thời gian giao dịch chưa chi tiêu từ 154 ngày trở xuống.
Mức đáy của các chu kỳ trước được đặc trưng bởi việc các đường STH-MVRV và LTH-MVRV hội tụ với nhau, với đường STH-MVRV vượt lên trên đường LTH-MVRV để báo hiệu đảo chiều tăng giá.
báo cáo nghiên cứu ngày 27/9 đã ghi nhận việc đường STH-MVRV vượt lên trên đường LTH-MVRV. Biểu đồ cập nhật cho thấy mô hình này đang được duy trì ở thời điểm hiện tại, báo hiệu giá vẫn đang tạo đáy.
Biểu đồ MVRV Bitcoin. Nguồn: Glassnode
Nguồn cung lãi và lỗ
Bằng cách phân tích số lượng Bitcoin có giá thấp hơn hoặc cao hơn mức giá hiện tại vào lần di chuyển cuối cùng, số liệu nguồn cung có lời và thua lỗ (SPL) cho biết nguồn cung lưu thông lời hay lỗ.
Đáy của các chu kỳ thị trường thường xuất hiện trùng với việc các đường Nguồn cung có lời (SP) và Nguồn cung thua lỗ (SL) hội tụ. Giá sẽ đảo chiều khi đường SL vượt lên trên đường SP. Hiện tại, SP và SL đã hội tụ.
Các dải nguồn cung lãi/lỗ của Bitcoin. Nguồn: Glassnode
Trên khung thời gian của năm 2022, động thái hội tụ diễn ra vào khoảng tháng 9, cho thấy giá đang tạo đáy. Tuy nhiên, kể từ tháng 12, các đường SP và SL phân kỳ đáng kể, do đó việc tạo đáy đã bị vô hiệu hóa.
Các dải nguồn cung lãi/lỗ của Bitcoin trong năm 2022. Nguồn: Glassnode