Edward Phạm: “Con đường đi đến thành công không bao giờ là dễ dàng, suốt 15 năm vươn lên từ thương trường, cũng nhận ra đó chính là nơi xảy ra những trận chiến cam go nhất.”
Trong suốt hành trình đầy thăng trầm kể từ khi tôi làm một nhà đầu tư tích lũy dần cho mình những kinh nghiệm quý báu để có thể trở thành một quân sư tư vấn cho những thế hệ nhà đầu tư trẻ sau này quả là điều mà tôi không ngờ đến. – Edward Phạm trưởng phòng kinh doanh – chuyên viên tư vấn sàn chứng khoán quốc tế chia sẻ.
Nội dung bài viết
Trước khi trở thành quân sư sau các trận chinh chiến trên thị trường chứng khoán đâu là thời điểm khiến Edward Phạm muốn gục ngã nhất?
Thực sự mà nói khi mọi người nhìn vào họ sẽ đánh giá tôi bằng cái nhìn rất trực quan của họ, rằng tôi đã may mắn, tôi nhờ vào sự giúp đỡ tài chính của gia đình, … rất nhiều thứ bổ trợ cho tôi để tôi có được ngày hôm nay, đôi khi nghĩ lại tôi cảm thấy điều này cũng khá đúng nhưng đó không phải là tất cả …. để đạt được thành công không chỉ riêng tôi mà mọi người mong muốn được thành công đều phải trải qua muôn vàng khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì rất lớn từ bản thân mỗi người. Vì con đường thành công không bao giờ xuất hiện 2 từ “dễ dàng”
“Chúng ta không thể giàu khi đi làm thuê”. Anh nghĩ sao về quan điểm này?
Chúng ta đang sống trong một vũ trụ được vận hành bởi thuyết tương đối, có nghĩa tất cả mọi thứ chỉ là tương đối sẽ không bao giờ xuất hiện những thứ tuyệt đối 100% (kể cả người mình yêu hay họ hàng trong gia đình đều có thể tranh chấp dẫn đến rạn nứt tình cảm mà – anh Edward Phạm cười đùa”.
Quay trở lại với quan điểm đó có thể đúng với người này nhưng không đúng với người khác nên cũng tùy người, tùy doanh nghiệp. Nếu cứ đi làm thuê cho 1 doanh nghiệp nhỏ, lẹt đẹt và chỉ làm công ăn lương, không được chia lợi nhuận, cổ tức,… thì đúng là không giàu được thật họ cũng chỉ sẽ dừng lại ở mức có đồng ra đồng vào để chi trả cuộc sống, ai khéo léo hơn thì có thể tích cóp dư giả được một chút, cơ đó chưa phải là giàu. Nhưng nếu làm thuê ở doanh nghiệp, startup có tương lai rất lớn, được đãi ngộ, được cổ phần ưu đãi, được lên sàn,… thì thực tế cho thấy có rất nhiều nhân viên, thậm chí bà lao công hay chú bảo vệ cũng có thể trở nên giàu có. Hoặc chúng ta đi làm thuê nhưng lại là “cánh tay phải” của 1 sếp nào đó ở doanh nghiệp lớn nhất cả nước thì cũng rất giàu có, có thể có tài sản hàng chục triệu đô, đặc biệt là những người có đầu óc sáng tạo, tiếp thu được sự thành công của người khác để áp dụng lên bản thân thì lại còn có khả năng tự làm giàu cho chính mình. Thế nên tôi cho rằng câu này vừa đúng vừa sai, phải tùy vào năng lực của người phát biểu mới biết được.
Với tình hình hiện tại, có phải lạm phát giúp người giàu càng giàu hơn, theo Edward?
Về mặt lý thuyết để diễn giải, trong môi trường lạm phát thì người bị ảnh hưởng đầu tiên chính là người nghèo. Lý do là vì họ có thu nhập thấp. Trước đây kiếm được bao nhiêu tiền đã tiêu hết bấy nhiêu rồi thì bây giờ khi giá cả tăng lên, kiếm được sẽ không đủ tiêu, cảm thấy bao nhiêu cũng chẳng đủ.
Với những người có tài chính dư dả, bình thường họ kiếm được 10 tiêu chỉ 3 thì bây giờ bão giá, biến động thị trường diễn ra triền miên, họ buộc đẩy chi tiêu lên 4, tức là chỉ phải giảm đi 1 phần tích lũy. Chưa kể tôi nghĩ người giàu đều có lý do, giàu không chỉ về tiền bạc mà còn giàu thêm cả về kiến thức, kinh nghiệm và thông tin nữa. Với những nguyên liệu đó, khi xã hội gặp biến động, một số ít người vừa giàu vừa giỏi lại tìm thấy cơ hội kinh doanh để gia tăng tài nguyên của họ. Điều này giải thích tại sao người giàu càng giàu lên. Nhưng nói đúng hơn là đa số người nghèo thì nghèo đi còn chỉ 1 số người giàu, vừa giàu vừa giỏi sẽ giàu lên nếu họ biết cách tự trau dồi thêm cho mình những thông tin, kiến thức và tìm kiếm thêm nguồn thu nhập cho bản thân mình ngoài những công việc họ đang làm.
Trải qua nhiều năm kinh doanh và chứng kiến nhiều biến động kinh tế, Edward Phạm có lời khuyên nào cho mọi người để đứng vững trước những biến động còn kéo dài không?
Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, Việt Nam cũng ngay lập tức bị ảnh hưởng với kiểu môi hở răng lạnh. Trong tình huống này, tôi thấy chúng ta cũng rất may mắn khi đã được tập dượt thông qua giai đoạn Covid-19 nên cũng cảm thấy không xa lạ gì tầm này nữa. Vì ở giai đoạn này, thu nhập của mọi người đều giảm xuống 1 nửa hoặc bằng 0 mà chúng ta vẫn sống được còn khi lạm phát, chi phí có thể tăng lên nhưng thu nhập vẫn giữ nguyên. Tôi không biết lạm phát này kéo dài bao lâu điều đó khó có ai có thể dự đoán chính xác được, nếu lâu thì nguy hiểm nhưng chỉ 1 – 2 năm thì tôi nghĩ có thể nó ít nghiêm trọng hơn Covid-19. Hơn nữa người Việt Nam vẫn luôn chịu khó, chịu khổ nên cũng không nên quá bi quan đây chính là điểm mà tôi yêu quý con người ở đất nước mình. Nhưng tôi vẫn có 3 lời khuyên nhỏ cho mọi người nói chung nếu muốn thay đổi tình thế hiện tại:
1/ Có tinh thần và tâm thế tích cực.
Bản thân là tuýp người sống tích cực và lạc quan. Khi gặp sự cố hay vấn đề, mình phải tích cực thì đầu óc mới thông thoáng, vui vẻ và nghĩ ra ý tưởng độc đáo. Còn nếu u sầu, ủ dột, chán nản thì không nghĩ ra được gì. Thay vì cứ mãi dằn co với mớ suy nghĩ hỗn độn thì bây giờ mình nghĩ: “Ui trời. Cái này đã ăn thua gì so với hồi Covid-19, giá có tăng thật đấy nhưng thu nhập không bị giảm vậy là mừng rồi”. Nghe có phải thích hơn không?
2/ Giữ thói quen tiết kiệm chi tiêu.
Kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý đó chính là một bài học căn bản mà bất kỳ ai cũng phải biết để có thể đưa ra cho mình những sự lựa chọn sáng suốt.
3/ Khoản đầu tư quan trọng là vào chính bản thân mình.
Chúng ta đã nhìn thấy những bài học khi nhiều bạn dành hết tiền tiết kiệm vào những thứ đầu cơ, thiếu hiệu quả không hiệu suất và thất bại. Vì vậy trong giai đoạn này càng cần đầu tư vào bản thân. Đầu tư vào bản thân mình mới là đầu tư vững bền và ra giá trị cao nhất như đi học kiến thức về các lĩnh vực đầu tư, học nghề, học những gì hot trend,… nhất là các bạn trẻ. Càng có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm thì khả năng khẳng định giá trị bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn vững bền. Khi có tiền rồi chúng ta vẫn ưu tiên đầu tư vào kiến thức trước rồi đến sắc đẹp, hình thể,… sau.
Nhưng lời khuyên dành ra cho bạn rằng dù thị trường có nhiều biến động nhưng cơ hội làm giàu để trở mình thì không bao giờ là thiếu, quan trọng là chính bạn phải đủ sự tinh tế và nhận diện được đâu là cơ hội cho chính bản thân mình, nếu bạn còn đang bâng khuâng không biết nên làm gì vậy thì tại sao không thử tạo cơ hội cho bản thân mình để học một khóa học đầu tư để có thể tự bản thân mình kiếm thêm thu nhập ổn định có khi là to lớn ngoài công việc bạn đang làm?