Trong phiên giao dịch 14/7, cặp tỷ giá EUR/USD giảm dưới mức 1,0000. Điều các nhà đầu tư quan tâm lúc này là liệu cặp tỷ giá này có thoát được tình trạng ngang giá không?
Nội dung bài viết
Vấn đề lãi suất
Trong phiên giao dịch hôm Thứ Năm, EUR/USD đã chạm mức thấp nhất trong ngày tại 0,9952. Sau đó, cặp đôi này đã tăng trở lại mức 1,0025 và đã dao động xung quanh tầm giá cao hơn kể từ đó.
Những vấn đề mà Khu vực đồng tiền chung Châu Âu gặp phải đang khiến mức lạm phát tại khu vực lên mức 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng cho đến nay, Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB vẫn kiên định với chính sách nới lỏng tiền tệ của mình. Lãi suất của ECB ở thời điểm hiện tại vẫn là -0,5%, cực thấp so với mức của FED (1,75%). Thậm chí FED còn đang thảo luận về khả năng tăng thêm 0,75% lãi suất hoặc 1%.
Mặc dù trước đó ECB cũng đã nhắc tới quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7. Thậm chí phương án tăng 50 điểm cũng đang được cân nhắc. nhưng với tất cả những kịch bản ấy, lãi suất ngân hàng vẫn chỉ về mức 0%. Đây là yếu tố khiến cặp tỷ giá EUR/USD bị đạp xuống thấp.
Các vấn đề khác
Mới đây, các dữ liệu sản xuất và chỉ số tâm lý kinh tế ZEW Đức công bố cho thấy khả năng EU đang hướng tới một giai đoạn tăng trưởng chậm. Nhưng đây không phải tình trạng của mình EU, Mỹ cũng công bố chỉ số PMI Sản xuất ISM mới nhất chỉ đạt 53 so với mức 56,1 vào tháng 5. So với cùng kỳ này năm 2020, đây là một con số không khả quan.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, khi Mỹ đã tăng lãi suất lên 1,75% và đang trên đường tăng tiếp thì họ có thể cắt giảm tới 3% lãi suất khi cần. EU lại không có cơ hội đó khi họ vẫn đang lùng bùng quanh ngưỡng dưới 0%.
EU là một khối tập hợp nhiều quốc gia nên sẽ có sự phức tạp trong trình độ phát triển. Rủi ro phân mảnh là khi một số quốc gia có nợ công cao trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng đáng kể lợi suất trái phiếu của họ so với mức chuẩn, chẳng hạn như trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức. Để xoá bỏ sự cách biệt này, EU đã áp dụng công cụ chống phân mảnh, cụ thể là sẽ sử dụng các khoản nợ đáo hạn từ số trái phiếu nắm giữ để mua trái phiếu mới ở các quốc gia có lợi suất cao hơn. Điều này có giúp đồng EUR tăng lên hay không, phụ thuộc vào kết quả cuộc họp của ECB vào tuần tới.
Một tin tức không mấy lạc quan từ Italy khi Thủ tướng Italy Mario Draghi xin từ chức bởi khó xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế tại đất nước nhiều nợ nhất Châu Âu này. Tuy nhiên có thông tin cho biết Tổng thống Italy không thông qua đơn này.
Góc độ kỹ thuật
Trên khung thời gian hàng ngày, EUR/USD đã giảm xuống dưới mức ngang giá và nằm dưới đường giới hạn dưới của kênh dốc xuống kéo dài từ đầu tháng 2. Nếu giá tiếp tục giảm, mức hỗ trợ tiếp theo sẽ có thể là mức thấp nhất của tháng 12/2002 tại ngưỡng 0,9859. Trên thực tế EUR/USD đã từng giao dịch dưới ngưỡng 1,0000 nên việc tiếp tục giảm dưới ngưỡng này là có thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ giá EUR/USD leo trở lại lên trên mức ngang giá, từ đó tạo ra một mô hình nến búa, mà đây lại là một tín hiệu đảo chiều.
Chỉ báo RSI đang ở mốc 1,0122 và từ ngưỡng này EUR/USD cũng có khả năng trở về ngưỡng hỗ trợ cũ ở mức 1,0340 và đường giới hạn cảu kênh xu hướng dốc xuống ở mốc gần 1,0525.
Tóm lại, xu hướng giao dịch của cặp EUR/USD phụ thuộc chủ yếu vào mức tăng lãi suất của FED (dự kiến từ 0,75-1%) và ECB (0,25%) trong thời gian tới.
Theo Topbroker