GBP/USD tăng cao hơn trong phiên châu Á ngày thứ Tư (9/8), dù thiếu các động lực rõ ràng. Các nhà giao dịch đang tỏ ra thận trọng trước thềm công bố chỉ số CPI Mỹ và dữ liệu kinh tế Anh.

Nội dung bài viết
Bối cảnh cơ bản
Chỉ số USD (DXY), tiếp tục giảm sâu hơn từ mức đỉnh một tháng vừa đạt được hôm thứ Ba. Tuyên bố ôn hòa của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Philadelphia, Patrick Harker, về việc Fed có thể sẽ bắt đầu hạ lãi suất chính sách vào một thời điểm nào đó trong năm tới, dẫn đến sự sụt giảm nhẹ của lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và làm suy yếu đồng USD.
Kỳ vọng ngày càng gia tăng về việc Fed sẽ giữ lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn sẽ giúp hạn chế đồng USD giảm sâu hơn nữa.
Trong khi đó, Thống đốc Fed Michele Bowman cho biết hôm thứ Hai rằng các đợt tăng lãi suất bổ sung có thể sẽ là cần thiết để giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Tuyên bố này, cùng với tâm lý e ngại rủi ro đã thúc đẩy các giao dịch mua vào đồng USD – công cụ trú ẩn an toàn, và có thể hạn chế mức tăng của GBP/USD, trong bối cảnh nền kinh tế Anh có triển vọng ảm đạm.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NIESR) cho biết có 60% rủi ro cuộc tổng tuyển cử lần tới tại Anh sẽ diễn ra trong thời kỳ suy thoái. Trong bản cập nhật hàng quý của mình, NIESR cho biết thêm rằng phải đến quý III/ 2024, sản lượng kinh tế của Anh mới trở lại mức cao nhất trước đại dịch.

Trước đó, một báo cáo từ Hiệp hội Bán lẻ Anh hôm thứ Ba cho thấy, doanh số bán lẻ trong tháng 7 đã ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm yếu nhất kể từ tháng 8/2022. Thêm vào đó, lập trường bớt diều hâu hơn của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ góp phần hạn chế đà tăng của GBP/USD.
Dữ liệu mới công bố cho thấy, hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 7, với nhập khẩu giảm 12,4% so với một năm trước đó, trong khi xuất khẩu giảm 14,5%, một dấu hiệu khác cho thấy sự phục hồi kinh tế của nước này đang chững lại.
Bên cạnh đó, Moody’s – công ty xếp hạng rủi ro tín dụng uy tín hàng đầu trên thế giới, vừa mới đã hạ xếp hạng tín dụng của một số ngân hàng vừa và nhỏ của Mỹ và cho biết, họ có thể sẽ hạ bậc một số ngân hàng cho vay lớn nhất của quốc gia này.
Bên cạnh đó, dữ liệu hôm 8-8 cho thấy, tiền lương thực tế của Nhật Bản đã giảm tháng thứ 15 liên tiếp trong tháng 6, do giá cả tăng không ngừng.
Phân tích kĩ thuật cặp GBP/USD

Giá giao ngay hiện đang dao động gần Đường trung bình động đơn giản (SMA) 50 ngày, ngay trên khu vực 1,2750 và nhận được sự hỗ trợ từ sự giảm nhẹ của đồng USD.
Cần nhắc lại rằng BOE đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm % lên mức cao nhất trong 15 năm là 5,25% vào thứ Năm tuần trước và báo hiệu rằng chu kỳ thắt chặt có thể sắp kết thúc. BOE gọi lập trường chính sách tiền tệ hiện tại là “hạn chế” và buộc các nhà đầu tư phải giảm bớt kỳ vọng về mức lãi suất đỉnh.
Điều này khiến các nhà đầu tư phe giá lên phải có thái độ thận trọng trước khi định vị cho bất kỳ động thái tăng giá nào nữa của GBP/USD.
Số liệu lạm phát tiêu dùng mới nhất của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm, có tác động lớn đến kỳ vọng của thị trường về lộ trình tăng lãi suất trong tương lai của Fed và thúc đẩy nhu cầu USD trong thời gian tới.
Tiếp sau đó, các dữ liệu vĩ mô của Anh, bao gồm số liệu GDP sơ bộ vào thứ Sáu và sẽ giúp xác định xu hướng tiếp theo của cặp tỷ giá GBP/USD.