Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm thêm trong phiên giao dịch sáng nay khi trở lại gần mốc 73 USD/thùng vào phiên trước vì Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo biến thể Omicron có thể đe doạ sự phục hồi nhu cầu thế giới.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,11% xuống 70,22 USD/thùng vào lúc 6h48 (giờ Việt Nam) ngày 15/12. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 2 cũng giảm 0,03% xuống 73,22 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm xuống gần 73 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (14/12) sau khi Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo biến thể Omicron có thể đe doạ sự phục hồi nhu cầu thế giới.
Tại Mỹ, dữ liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất ở mức cao nhất trong 11 năm, theo đó củng cố kỳ vọng của thị trường về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nhanh giảm hỗ trợ kinh tế. Điều này đã hỗ trợ đồng USD và ảnh hưởng đến dầu, vốn thường biến động tỷ lệ nghịch.
Fed có cuộc họp chính sách hàng tháng trong tuần này.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,9% xuống 73,7 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,8% xuống 70,73 USD.
Đồng USD duy trì gần mức cao nhất trong một tuần so với rổ tiền tệ chính trong phiên giao dịch hôm 14/12. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index tăng 0,26% lên 96,523.
Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể Omicron đang lây lan với tốc độ chưa từng có, khiến các thị trường lao dốc.
Trong báo cáo dầu hàng tháng của IEA, cơ quan này nhận định sự gia tăng các ca mắc COVID-19 mới được dự báo sẽ tạm thời chậm lại, nhưng không làm tăng nhu cầu dầu đang được phục hồi.
Chính phủ các nước trên khắp thế giới, gồm gần đây nhất là Anh và Na Uy, đã thắt chặt lệnh hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.
IEA cũng hạ dự báo nhu cầu dầu trong năm nay và năm tới, giảm 100.000 thùng/ngày, chủ yếu là do tác động dự kiến đối với việc sử dụng nhiên liệu máy bay từ những lệnh hạn chế di chuyển mới.
Ông John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York (Mỹ), cho biết triển vọng dư cung một lần được dấy lên.
Hôm 14/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã hạ dự báo tăng trưởng cho các nước đang phát triển châu Á trong năm nay và năm sau, phản ánh rủi ro và sự không chắc chắn do biến thể mới mang lại, điều này cũng có thể cản trở nhu cầu dầu.
Đầu tuần, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới cho quý đầu tiên của năm 2022 và giữ nguyên mốc điểm nhu cầu trở lại mức trước đại dịch, cho rằng tác động của biến thể Omicron sẽ nhẹ và trong ngắn hạn.
>> Tìm hiểu thêm: Tổng kết các mã cổ phiếu Warren Buffett đã mua và bán vào năm 2022