Trong phiên giao dịch sáng ngày 21 tháng 12, giá dầu tăng cao hơn, mặc dù các nhà đầu tư vẫn lo lắng về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron trên toàn cầu. Bối cảnh này khiến các quốc gia xem xét áp dụng thêm các biện pháp hạn chế có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Dầu Brent giao sau tăng 9 xu, tương đương 0,1%, lên 71,61 USD / thùng vào lúc 7h55 giờ Việt Nam, trong khi giá dầu thô WTI kỳ hạn tăng 23 xu, tương đương 0,3% lên 68,84 USD / thùng.
Các nhà phân tích từ JBC Energy nhận định rằng: “Có vẻ như Vương quốc Anh sẽ tái áp đặt các hạn chế sau ngày Boxing Day, 26/12, khi ghi nhận số ca lây nhiễm hàng ngày tăng lên mức cao kỷ lục”.
Đầu tuần này, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế để làm khống chế sự lây lan của biến thể Omicron nếu cần thiết. Trước đó, Hà Lan đã bắt đầu đợt phong tỏa lần thứ tư và các quốc gia châu Âu cũng xem xét gia tăng biện pháp phòng chống dịch dịp Giáng sinh.
Các ca nhiễm mới từ biến chủng Omicron đang nhân lên nhanh chóng trên khắp châu Âu và Mỹ, cứ hai hoặc ba ngày lại tăng gấp đôi ở London và các nơi khác và gây thiệt hại nặng nề cho một số thị trường tài chính, và đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, Moderna Inc (MRNA.O) cho biết thêm một liều tăng cường của vắc-xin COVID-19 có khả năng bảo vệ, chống lại biến thể Omicron trong quá trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Đây là tia hy vọng cho các nhà đầu tư.
Về nguồn cung, OPEC + tuân thủ cắt giảm sản lượng dầu đã tăng lên 117% trong tháng 11 từ mức 116% một tháng trước đó. Thông tin này cho thấy mức sản lượng vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu đã thống nhất trước đó.
Theo khảo sát từ Reuters, tại Mỹ, dự trữ dầu thô dự kiến sẽ giảm tuần thứ tư liên tiếp, trong khi dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất có thể tăng vào tuần trước.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng thêm 3, nâng tổng số lên 579 trong tuần tính đến ngày 17 tháng 12. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
Tuy nhiên, dự kiến xuất khẩu hàng hóa từ Nga sẽ thấp hơn, và quá cảnh dầu từ nước này được lên kế hoạch ở mức 56,05 triệu tấn trong quý đầu tiên của năm 2022 so với 58,3 triệu tấn trong quý 4 năm 2021.
Liên quan đến nhu cầu khí đốt, trong tuần trước, nhu cầu đối với dòng khí đốt tự nhiên của Nga qua đường ống Yamal-Europe vào Đức tại điểm đo Mallnow đã giảm 15% so với mức của ngày hôm trước. Dữ liệu này được công bố trên trang web của nhà điều hành Gascade sau khi họ ban đầu từ chối về mức không.
>> Tìm hiểu thêm: AUD/USD có cơ hội tạo đỉnh mới khi đồng Dollar Úc tăng vọt