Trong phiên giao dịch ngày 7/7, giá dầu tiếp tục kéo dài đà giảm tại châu Á, sau khi chạm mức thấp nhất gần ba tháng trong phiên trước đó. Thị trường đang lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm ẩn và nhu cầu suy yếu.
Nội dung bài viết
Dầu thô Brent tiếp tục giảm sâu kéo theo thị trường chứng khoán cũng lao dốc

Dầu thô Brent giao sau giảm 71 xu xuống 99,98 USD / thùng vào lúc 07h13 giờ Việt Nam. Dầu thô WTI giao sau giảm 62 xu xuống 97,91 USD / thùng.
Đà giảm giá đã bắt đầu từ thứ ba, với mức giảm 8% và 9% lần lượt đối với dầu Brent và WTI. Đây là mức giảm lớn thứ ba đối với hợp đồng kể từ khi bắt đầu giao dịch vào năm 1988.
Stephen Innes, đối tác quản lý của SPI Asset Management, cho biết: “Dầu đang dần cạn kiệt với rất ít thông tin mới về sản xuất hoặc tiêu thụ dầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nhà giao dịch hàng hóa đang có tâm lý lo ngại và e dè vì rủi ro từ các chính sách của FED và phe diều hâu, thị trường lại càng giao dịch trầm lắng hơn.”
Các nhà đầu tư đã chờ đợi dữ liệu về nguồn cung và nhu cầu nhiên liệu trong nước của chính phủ Mỹ.
Dữ liệu ngành hôm thứ Tư cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 3,8 triệu thùng trong tuần trước. Tồn kho xăng giảm 1,8 triệu thùng, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất giảm khoảng 635.000 thùng.
Robert Yawger, giám đốc hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho, New York, cho biết: “Thị trường đang trở nên căng thẳng hơn, nhưng chúng ta vẫn chưa thể lý giải được và lý do duy nhất là nỗi ám ảnh về suy thoái và lo ngại các tài sản rủi ro. Giới đầu tư cũng thấy áp lực hơn.”
Giá dầu tương lai giảm và kéo theo cả thị trường chứng khoán, vốn thường được coi là chỉ báo nhu cầu đối với dầu thô. Giới đầu tư lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới tác động tích cực để có thể hạn chế lạm phát.
Tại khu vực đồng euro, dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh doanh trên toàn khối đã chậm lại vào tháng trước, với các chỉ số về tương lai cho thấy khu vực này có thể suy giảm trong quý này do khủng hoảng giá tiêu dùng khiến người dân thắt chặt chi tiêu.
Hàn Quốc lạm phát đạt mức cao nhất
Tại Hàn Quốc, lạm phát đạt mức cao nhất gần 24 năm vào tháng 6, làm tăng thêm lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu chậm hơn.
Những lo ngại về nguồn cung vẫn còn kéo dài, và phần nào đó đã đẩy giá dầu đi lên vào đầu phiên, cùng với sự gián đoạn nguồn cung tại Na Uy.
Theo nhà sản xuất dầu Na Uy Equinor (EQNR.OL), cuộc đình công dự kiến sẽ làm giảm sản lượng dầu khí 89.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày (boepd), trong đó sản lượng khí đốt chiếm 27.500 boepd.
Ả Rập Xê Út nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, đã tăng giá dầu thô tháng 8 đối với khách hàng đến từ châu Á lên gần mức kỷ lục trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt và nhu cầu gia tăng mạnh mẽ.
Dầu từ Nga sẽ nhỏ giọt hơn
Trong khi đó, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nhật Bản đã đề xuất giới hạn giá dầu của Nga ở mức khoảng một nửa so với mức giá hiện tại. Điều này đồng nghĩa là lượng hàng từ đây sẽ ít đi và đẩy giá dầu lên trên 300-400 USD / thùng.
Tuần trước, các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí tìm hiểu tính khả thi của việc áp dụng giới hạn giá nhập khẩu tạm thời đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga, bao gồm cả dầu, nhằm hạn chế nguồn lực tài trợ cho “hoạt động quân sự đặc biệt” tại Ukraine.
Bình luận về đề xuất trên, Thủ tướng Medvedev cho biết Nhật Bản “sẽ không mua được dầu và khí đốt từ Nga, cũng như không tham gia vào dự án Sakhalin-2 LNG”.
Tổng thống Vladimir Putin tuần trước đã ký sắc lệnh nắm toàn quyền kiểm soát dự án dầu khí Sakhalin-2 ở vùng viễn đông của Nga, một động thái có thể khiến Shell (SHEL.L) cũng như các công ty Nhật Bản Mitsui & Co (8031.T) và Mitsubishi Corp (8058.T) phải rời cuộc chơi.
Để tiếp tục hoạt động trong công ty mới thay thế công ty hoạt động hiện tại, Công ty Đầu tư Năng lượng Sakhalin, các cổ đông nước ngoài cần yêu cầu chính phủ Nga mua cổ phần trong vòng một tháng.
Cựu thủ tướng Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga bình luận, “Dầu tung ra thị trường sẽ nhỏ giọt hơn và chắc chắn giá cả sẽ cao hơn nhiều. Hơn nữa, cao hơn mức giá nhiều người đang dự đoán là 300-400 USD / thùng.”
Trong các bình luận liên quan đến đề xuất đưa ra mức giới hạn khoảng một nửa so với giá dầu hiện tại của Nga, một phát ngôn viên của Điện Kremlin cho biết nhiều nước khác có thể không đồng ý với điều này.
Mỹ xả kho dự trữ dầu kỉ lục
Trong khi đó, hơn 5 triệu thùng dầu nằm trong đợt giải phóng dự trữ dầu khẩn cấp lịch sử của Mỹ đểhạ nhiệt giá nhiên liệu trong nước đã được xuất khẩu sang châu Âu và châu Á vào tháng trước. Ngoài ra, giá xăng và dầu diesel chạm mức cao kỷ lục.
Việc xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu đang làm giảm tác động từ quá trình hạ nhiệt giá dầu bán ra của Tổng thống Mỹ Joe Biden Hôm thứ Bảy, ông Biden đã gia hạn lời kêu gọi các nhà cung cấp xăng dầu giảm giá, vấp phải sự chỉ trích từ người sáng lập Amazon Jeff Bezos.
Hiện có khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày sẽ được giải phóng từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) cho đến hết tháng 10. Lượng hàng tiêu thụ đang được rút từ SPR, tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1986. Giá dầu thô giao sau của Mỹ trên 105 USD / thùng và giá xăng và dầu diesel trên 5 USD / gallon ở 1/5 quốc gia. Các quan chức Mỹ cho biết giá dầu có thể cao hơn nếu SPR không được khai thác.
Công ty lọc dầu lớn thứ tư của Mỹ, Phillips 66 (PSX.N), đã vận chuyển khoảng 470.000 thùng dầu thô từ kho chứa Big Hill SPR ở Texas đến Trieste, Ý. Trieste là nơi có đường ống dẫn dầu đến các nhà máy lọc dầu ở Trung Âu.
>> Xem thêm: Dầu Kéo Dài Đà Giảm Trước Lo Ngại Nhu Cầu Suy Yếu