Giao cắt vàng (Golden Cross) là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong phân tích kỹ thuật, nhưng tiếc thay người ta chỉ nhắc đến mà không hề biết rằng nó là một vũ khí thực sự mạnh mẽ, nếu biết cách tận dụng.
Bài viết này sẽ bàn tất tần tật về Giao cắt vàng, và cách tận dụng nó như một vũ khí cho Trader. Bài được chia làm 2 phần.
Nội dung bài viết
Giao cắt vàng là gì?
Giao cắt vàng là 1 dấu hiệu tăng giá của thị trường rất mạnh, nó diễn ra khi đường MA 50 cắt đường MA 200 từ dưới lên. Hoặc EMA 50 cắt EMA 200 từ dưới lên cũng được. Phân biệt giữa đường EMA và MA thì mình đã viết trong bài dưới rồi, anh em có thể tham khảo.
Khi thị trường đã nằm trong xu hướng giảm dài hạn, đường MA 50 luôn nằm dưới MA 200. Nhưng không có xu hướng giảm nào kéo dài mãi. Khi xu hướng tăng bắt đầu, đường MA 50 sẽ cong lên, và khi nó cắt MA 200 từ dưới lên, đó là 1 Giao cắt vàng. Đây là 1 dấu hiệu rất đẹp nên người ta đặt luôn cho nó 1 cái tên.
Ngược lại với Giao cắt vàng là Giao cắt tử thần, nhưng mình sẽ không bàn đến ở đây để tránh loãng bài viết.
Giao cắt vàng: Tại sao phải là MA 50 và MA 200, có gì bí mật ở đây không?
Câu trả lời là chả có.
Anh em có thể sử dụng MA 49 và MA 199 nếu anh em muốn, chẳng sao cả.
Giao cắt vàng: Hiệu quả của Giao cắt vàng
Tới đây anh em có thể hỏi, liệu khi Giao cắt vàng xảy ra thì có chắc xu hướng tiếp đó sẽ là tăng mạnh không. Và bao nhiêu lần xảy ra thì nó đúng. Thì có 1 bảng thống kê cho anh em:
Dưới đây là bảng thống kê hiệu suất của S&P composite khi Giao cắt vàng xảy ra, từ năm 1930 tới 2009 (79 năm):
Rõ ràng trong phần lớn các lần có Giao cắt vàng, xu hướng của S&P đều là tăng mạnh sau đó, bất kể là xu hướng ngắn-trung hay dài hạn.
Như vậy chúng ta có thể tạm tin là sau mỗi lần Giao cắt vàng xảy ra, giá đều có xu hướng tăng mạnh sau đó, trong ngắn trung hay dài hạn.
À quên nói với anh em một điều, đó là Giao cắt vàng được phát hiện chuẩn nhất là trên biểu đồ Ngày (D1), vì MA 200 ngày tức là nó lấy dữ liệu của gần 200 ngày giao dịch trong năm, vốn là số ngày giao dịch gần chính xác nhất.
Giao cắt vàng: Không nên trade với Giao cắt vàng theo kiểu này
Đảm bảo anh em đã từng nghe qua chiến lược kiểu này:
“Buy khi MA 50 cắt lên MA 200, và sell khi MA 50 cắt xuống MA 200”
Trade thử như vậy đi anh em. Đảm bảo anh em sẽ hối hận.
Bởi vì mỗi lần xảy ra Giao cắt vàng, thị trường sẽ có hành vi và sentiment khác nhau. Không lần nào là giống lần nào cả. Khả năng cao là anh em sẽ vào buy ngay lúc thị trường đi ngang, thời điểm mà các đường MA cho tín hiệu sai nhiều nhất.
Hoặc tệ hơn là vào buy khi xu hướng đã đuối sức, nhưng vì MA chậm hơn giá nên nó vẫn thể hiện Giao cắt vàng. Lúc đó là trễ mất rồi.
Giao cắt vàng: Cách tận dụng như một vũ khí
Giao cắt vàng sẽ là 1 vũ khí rất mạnh nếu được sử dụng đúng sở trường của nó: lọc xu hướng.
Hãy chỉ tìm cơ hội Buy khi MA 50 cắt lên MA 200, và chỉ tìm cơ hội Sell khi MA 50 cắt xuống MA 200. Nói cách khác, chúng ta tận dụng Giao cắt vàng như 1 bộ lọc xu hướng để vào lệnh.
Ví dụ:
Chỉ tìm cơ hội buy khi có Giao cắt vàng, và chỉ tìm cơ hội sell khi gặp Giao cắt tử thần.
Anh em đừng hiểu nhầm là Buy ngay khi Giao cắt vàng xảy ra, Giao cắt vàng chỉ là “lời cho phép” chúng ta tìm cơ hội buy thôi. Sau khi thấy Giao cắt vàng, hãy tìm các mẫu hình tăng giá: bull flag, tam giác tăng, pin bar, vv để vào lệnh.
Bài chưa hết đâu anh em, nhưng dài quá rồi nên mình tạm ngưng để anh em đỡ bội thực. Mình sẽ giới thiệu hết các tuyệt chiêu với Giao cắt vàng trong bài viết sau. Nếu anh em thấy hay thì ngại gì để lại 1 like. Cám ơn anh em.