• Login
  • Cộng đồng liên kết
  • Chính sách bảo mật
    • Cảnh báo rủi ro
  • Cộng tác viên
  • Sàn Forex Uy Tín
Top Broker
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Sàn Giao Dịch Qua Góc Nhìn Của Topbroker
    • Nguyên Lý Phát Triển Cộng Đồng
    • Quy Tắc Đạo Đức
    • Đội Ngũ Biên Tập Dày Dặn Chuyên Nghiệp
    • Độc Giả Nói Gì Về TopBrokervn.com?
  • Kiến thức
  • Tin tức Forex Mới Nhất
  • Đánh giá sàn
  • Blog
No Result
View All Result
Top Broker
No Result
View All Result
Home Kiến thức

Hướng Dẫn Đầu Tư: Cổ Tức Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Như Thế Nào?

26/06/2022
in Kiến thức
Reading Time: 14 min
0
huong-dan-dau-tu-co-tuc-anh-huong-den-gia-co-phieu-nhu-the-nao
243
SHARES
3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

huong-dan-dau-tu-co-tuc-anh-huong-den-gia-co-phieu-nhu-the-nao

Cổ tức có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu cơ sở theo nhiều cách khác nhau. Một mặt, lịch sử chia cổ tức luôn đóng góp vai trò chủ đạo tạo nên độ phổ biến cho một cổ phiếu. Mặt khác, hoạt động công bố và chi trả cổ tức cũng có ảnh hưởng cụ thể và có thể dự đoán đối với giá thị trường của cổ phiếu.Điểm chính của công ty trả cổ tức để phân phối lợi nhuận cho các cổ đông. Điều này cũng giúp các nhà đầu tư dự báo sức mạnh tài chính và khả năng tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp.

Vì giá cổ phiếu đại diện cho dòng tiền trong tương lai, dòng cổ tức trong tương lai cũng được kết hợp vào giá cổ phiếu. Trong khi đó mô hình chiết khấu cổ tức có thể giúp phân tích giá trị của cổ phiếu.

Sau ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu thường giảm bằng số cổ tức được trả để phản ánh thực tế các cổ đông mới sẽ không được hưởng khoản thanh toán đó.

Cổ tức được chi trả dưới dạng cổ phiếu thay vì tiền mặt có thể làm giảm thu nhập, điều hoàn toàn có khả năng gây tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Nội dung bài viết

  • Cổ tức hoạt động như thế nào
  • Cổ tức ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư
  • Cổ tức bằng cổ phiếu
  • Tỷ suất cổ tức/tỷ lệ chi trả cổ tức
  • DPR= Thu nhập ròng/Tổng các khoản cổ tức
  • Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
  • Mô hình chiết khấu cổ tức

Cổ tức hoạt động như thế nào

Đối với các nhà đầu tư, cổ tức đóng vai trò là một nguồn thu nhập phổ biến từ hoạt động đầu tư. Đối với các công ty phát hành cổ phiếu, cổ tức là một cách để phân phối lại lợi nhuận cho các cổ đông. Khoản chi trả giống như một lời tri ân đến cổ đông và khuyến khích họ đầu tư thêm. Cổ tức cũng là hình thức tuyên bố về thành công do được trích từ lợi nhuận giữ lại của một công ty. Do đó chỉ những công ty có lợi nhuận đáng kể mới chi trả cổ tức nhất quán.

Cổ tức thường được quy đổi thành tiền mặt, nhưng chúng cũng có thể được phát hành dưới dạng cổ phiếu bổ sung. Trong cả hai trường hợp, số tiền mỗi nhà đầu tư nhận từ cổ tức sẽ phụ thuộc vào số cổ phần hiện đang nắm giữ của họ.

Ví dụ, nếu một công ty có một triệu cổ phiếu đang lưu hành và tuyên bố trả cổ tức 50 cent, một nhà đầu tư có 100 cổ phiếu sẽ nhận được 50 USD và công ty phải chi trả tổng cộng 500.000 USD. Thay vào đó, nếu công ty đó trả 10% cổ tức bằng cổ phiếu, thì cùng một nhà đầu tư sẽ nhận được 10 cổ phiếu bổ sung và công ty phát hành tổng cộng 100.000 cổ phiếu mới.

Cổ tức ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư thường ưa chuộng các cổ phiếu trả cổ tức nhất quán. Mặc dù cổ tức không được đảm bảo trên cổ phiếu thông thường, nhiều công ty vẫn tự hào khi liên tục chi trả các khoản thưởng hậu hĩnh cho cổ đông thông qua các khoản cổ tức nhất quán –đôi khi còn tăng hằng năm. Các công ty có thể thực hiện điều này sẽ được đánh giá là ổn định về tài chính, và các công ty ổn định về tài chính sẽ là mục tiêu tốt để đầu tư. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư chuyên mua và nắm giữ cổ phiếu. Họ là những người có khả năng hưởng lợi cao nhất từ các khoản chi trả cổ tức.

Khi các công ty gây dựng lịch sử chi trả cổ tức ổn định, chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Và khi càng có nhiều nhà đầu tư mua vào để tận dụng lợi ích của việc sở hữu cổ phiếu, giá cổ phiếu sẽ tự nhiên tăng lên. Qua đó, có thể củng cố niềm tin cho các cổ đông thấy được cổ phiếu của các công ty đó đủ mạnh để đầu tư. Hơn nữa, nếu một công ty công bố mức cổ tức cao hơn mức bình thường, các cổ đông sẽ càng quan tâm đến nó hơn.

Ngược lại một công ty có thể đang gặp khó khăn nếu thường xuyên trả cổ tức thấp hơn bình thường hoặc không trả cổ tức. Cũng có thể lợi nhuận của công ty đang được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như mở rộng các chương trình tài trợ. Nhưng thông tin truyền tai về tiếng xấu của công ty trên thị trường chứng khoán sẽ luôn lấn át sự thật. Nhiều công ty đã phải làm việc cật lực chỉ để trả cổ tức nhất quán, cố định nhằm tránh khiến các nhà đầu tư quái gở cho rằng công ty đang gặp khó khăn khi bỏ qua cổ tức.

Ảnh hưởng của việc công bố cổ tức với giá cổ phiếu Trước khi cổ tức được phân phối, công ty phải công bố số tiền cổ tức và ngày trả cổ tức. Công ty cũng phải thông báo ngày cuối cùng mua cổ phiếu để nhận cổ tức, được gọi là ngày giao dịch không hưởng quyền. Ngày này thường là một ngày làm việc trước ngày chốt hồ sơ và lên danh sách cổ đông của công ty.

Việc tuyên bố cổ tức sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu. Bởi các nhà đầu tư biết họ sẽ nhận được một khoản cổ tức nếu mua cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền. Thực trạng này khiến càng đến gần ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu càng tăng lên. Nói chung, mức tăng sẽ tương đương với cổ tức, nhưng sự thay đổi giá trị thực tế sẽ dựa trên các biến động thị trường chứng khoán và không được xác định bởi bất kỳ cơ quan quản lý nào.

Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, các nhà đầu tư có thể đẩy giá cổ phiếu xuống bằng số cổ tức. Vì các nhà đầu tư mới không đủ điều kiện nhận cổ tức nên họ sẽ không chấp nhận mua cổ phiếu với giá cao. Tuy nhiên, nếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền, thị trường đặc biệt lạc quan về cổ phiếu, mức tăng giá có thể lớn hơn số cổ tức thực tế dù giá có bị tự động sụt giảm. Nếu cổ tức không đáng kể, mức giảm thậm chí có thể bị bỏ qua do hoạt động giao dịch đã bình thường trở lại.

Nhiều người đầu tư vào một số cổ phiếu nhất định tại một số thời điểm nhất định chỉ để thu lại cổ tức. Một số nhà đầu tư thường mua cổ phiếu ngay trước ngày giao dịch không hưởng quyền và sau đó bán lại ngay sau ngày chốt danh sách. Đó là một chiến thuật có thể mang lại lợi nhuận tương đối nhỏ nếu được thực hiện chuẩn xác.

Cổ tức bằng cổ phiếu

Mặc dù cổ tức bằng cổ phiếu không thực sự làm tăng giá trị cho nhà đầu tư tại thời điểm phát hành, nhưng sức ảnh hưởng của chúng đến giá cổ phiếu tương tự như cổ tức bằng tiền mặt. Sau khi công bố cổ tức bằng cổ phiếu, giá cổ phiếu thường tăng lên. Tuy nhiên, do cổ tức trả bằng cổ phiếu làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành trong khi giá trị của công ty vẫn ổn định, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu phổ thông và giá cổ phiếu cũng giảm theo.

Như với cổ tức bằng tiền mặt, khoản cổ tức bằng cổ phiếu nhỏ có thể không được quan tâm. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu khoảng 2% chỉ khiến cổ phiếu có mức giá 200 USD giảm xuống còn 196,10 USD. Một mức giảm tương tự như một phiên giao dịch thông thường. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu khoảng 35%, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống còn 148,15 USD -một con số sẽ khiến người ta khó lòng bỏ qua.

Tỷ suất cổ tức/tỷ lệ chi trả cổ tức

Tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) là hai tỷ lệ định giá mà các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng để đánh giá các công ty khi nhắm tới các khoản thu nhập cổ tức từ các công ty này. Tỷ suất cổ tức cho biết lợi nhuận hàng năm trên mỗi cổ phiếu sở hữu mà nhà đầu tư nhận được từ cổ tức bằng tiền mặt, hoặc tỷ suất đầu tư cổ tức trên mỗi USD đầu tư. Nó được biểu thị dưới dạng phần trăm và được tính như sau:

Tỷ suất cổ tức = Cổ tức cho mỗi cổ phiếu hằng năm/giá mỗi cổ phiếu

Tỷ suất cổ tức cung cấp một thước đo cơ bản hữu dụng cho nhà đầu tư. Từ đó họ có thể so sánh thu nhập cổ tức từ cổ phiếu đang nắm giữ hiện tại với thu nhập cổ tức tiềm năng thông qua cổ phiếu hoặc quỹ tương hỗ khác. Một điều cần lưu ý liên quan đến lợi nhuận đầu tư tổng thể là giá cổ phiếu tăng sẽ làm giảm tỷ suất cổ tức. Mặc dù lợi tức đầu tư tổng thể từ việc sở hữu cổ phiếu có thể đã được cải thiện đáng kể. Ngược lại, giá cổ phiếu giảm cho thấy tỷ suất cổ tức cao hơn nhưng cũng đồng thời thể hiện công ty đang gặp vấn đề và dẫn đến tổng lợi tức đầu tư thấp hơn.

Tỷ lệ chi trả cổ tức được coi là hữu ích hơn cả để đánh giá điều kiện tài chính của công ty và triển vọng duy trì hoặc cải thiện hoạt động chi trả cổ tức trong tương lai. Tỷ lệ chi trả cổ tức cho biết phần trăm thu nhập ròng được chi trả dưới dạng cổ tức. Nó được tính bằng công thức sau:’

DPR= Thu nhập ròng/Tổng các khoản cổ tức

Trong đó: DPR: Tỷ lệ chi trả cổ tức

Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức cao quá mức cho phép, điều đó cho thấy công ty ít có khả năng duy trì mức chi trả cổ tức như vậy trong tương lai. Bởi công ty đang trích một phần nhỏ thu nhập để tái đầu tư vào các hoạt động tăng trưởng cho công ty. Do đó, tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định thường được ưu tiên hơn các tỷ lệ chi trả cổ tức lớn bất thường. Một cách hữu dụng để xác định tỷ lệ chi trả của một công ty có hợp lý hay không là so sánh tỷ lệ của công ty này với tỷ lệ của các công ty tương tự trong cùng ngành.

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS) đo lường tổng số lợi nhuận mà một công ty trả cho các cổ đông của mình. Chỉ số thường được tính trên cơ sở một năm. DPS có thể được tính bằng cách lấy tổng của tất cả các khoản cổ tức trong một năm trừ đi phần cổ tức đặc biệt và chia cho số cổ phiếu đang lưu hành. Ví dụ, công ty HIJ có 5 triệu cổ phiếu đang lưu hành và đã trả cổ tức 2,5 triệu USD vào năm ngoái và không trả cổ tức đặc biệt. DPS của công ty HIJ là 50 cent ($ 2.500.000 ÷ 5.000.000) cho mỗi cổ phiếu. Một công ty có thể giảm, tăng hoặc loại bỏ tất cả các khoản chi trả cổ tức bất kỳ lúc nào.

Một công ty có thể cắt giảm hoặc loại bỏ cổ tức khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái. Giả sử một công ty trả cổ tức không thu về đủ lợi nhuận, công ty có thể giảm hoặc loại bỏ cổ tức do doanh số và doanh thu giảm. Ví dụ, nếu Công ty HIJ bị giảm lợi nhuận do suy thoái trong năm tới, công ty có thể xem xét cắt giảm một phần cổ tức để giảm chi phí.

Một ví dụ khác là nếu một công ty đang phải trả quá nhiều cổ tức, công ty có thể đánh giá xem liệu có đang trả quá nhiều thu nhập cho cổ đông hay không bằng cách sử dụng tỷ lệ chi trả cổ tức. Ví dụ: giả sử công ty HIJ có DPS là 50 cent/cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 45 cent. Tỷ lệ chi trả là 111% (0,5 ÷ 0,45). Con số này cho thấy HIJ đang trả cho các cổ đông của mình nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Công ty sẽ xem xét cắt giảm hoặc loại bỏ cổ tức.

Mô hình chiết khấu cổ tức

Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM), còn được gọi là mô hình tăng trưởng Gordon (GGM) với giả định một cổ phiếu có giá trị bằng tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thanh toán cổ tức trong tương lai. Đây là một phương pháp định giá phổ biến được các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản và nhà đầu tư giá trị sử dụng. Theo lý thuyết, một công ty đầu tư tài sản để thu được lợi nhuận trong tương lai. Sau đó công ty sẽ tái đầu tư những phân khúc cần thiết để duy trì và phát triển công ty. Đồng thời, chuyển số dư của những khoản lợi nhuận đó cho cổ đông dưới hình thức cổ tức.

Theo DDM, giá trị của một cổ phiếu được tính theo phần trăm cổ tức năm tiếp theo chia cho tỷ lệ chiết khấu trừ đi tỷ lệ tăng trưởng cổ tức. Để sử dụng mô hình này, công ty phải trả cổ tức và cổ tức phải tăng trưởng với tốc độ đều đặn trong dài hạn. Tỷ lệ chiết khấu cũng phải cao hơn tỷ lệ tăng trưởng cổ tức để mô hình có hiệu lực.

DDM chỉ quan tâm đến việc cung cấp những phân tích giá trị của cổ phiếu dựa trên thu nhập dự kiến trong tương lai từ cổ tức. Theo DDM, cổ phiếu chỉ có giá trị bằng các khoản thu nhập từ cổ tức trong tương lai. Là một trong những thước đo quan trọng nhất để định giá cổ phiếu, mô hình này đại diện cho một lý thuyết tài chính đòi hỏi một lượng giả định đáng kể liên quan đến việc chi trả cổ tức của một công ty và các mô hình tăng trưởng và lãi suất trong tương lai. Những người ủng hộ tin rằng lượng cổ tức tiền mặt dự kiến trong tương lai là yếu tố duy nhất đánh giá được giá trị của một công ty.

DDM yêu cầu ba phần dữ liệu để phân tích. Bao gồm số tiền cổ tức hiện tại hoặc gần đây nhất mà công ty chi trả, tốc độ tăng trưởng của các khoản cổ tức của công ty, và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu nhà đầu tư muốn nhận được hoặc có thể chấp nhận được.

Mức chi trả cổ tức hiện tại có thể được tìm thấy trong báo cáo tài chính của một công ty trên báo cáo của dòng tiền. Tốc độ tăng trưởng chi trả cổ tức đòi hỏi thông tin lịch sử về công ty và có thể dễ dàng tìm thấy trên bất kỳ trang web thông tin chứng khoán nào. Tỷ suất lợi nhuận được xác định bởi một nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà phân tích dựa trên chiến lược đầu tư mà họ đã chọn.

* Quan trọng: Mặc dù mô hình chiết khấu cổ tức có thể cung cấp phương pháp tiếp cận vững chắc để dự báo thu nhập từ cổ tức trong tương lai. Tuy nhiên, nó không được coi là một công cụ định giá do không bao gồm các khoản lợi nhuận bất kỳ có được từ mức tăng trưởng của giá cổ phiếu.

Tags: Cổ tức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như thế nào?

Tin tức forex

Cặp GBP/USD vượt lên trên mốc 1,2400

Cặp GBP/USD vượt lên trên mốc 1,2400

01/04/2023
Nhịp đập thị trường ngày 31/3/2023

Nhịp đập thị trường ngày 31/3/2023

31/03/2023
DBay Exchange gây rúng động giới đầu tư với sự kiện Crypto nổi bật trong tháng 4

DBay Exchange gây rúng động giới đầu tư với sự kiện Crypto nổi bật trong tháng 4

31/03/2023
Săn ưu đãi tháng 4 – Khách hàng có được lợi thế giao dịch ra sao tại DBay Exchange?

Săn ưu đãi tháng 4 – Khách hàng có được lợi thế giao dịch ra sao tại DBay Exchange?

31/03/2023
Đánh giá về sàn môi giới mờ ám Askanti Group

Đánh giá về sàn môi giới mờ ám Askanti Group

31/03/2023
Cặp NZD/JPY neo gần mức đỉnh ngắn hạn

Cặp NZD/JPY neo gần mức đỉnh ngắn hạn

30/03/2023

Thẻ

Apple Bitcoin Chiến Lược Giao Dịch chọn sàn chứng khoán Chứng Khoán Mỹ chứng khoán tương lai Mỹ cổ phiếu Dow Jones dầu EUR/USD FED forex GBP/USD giao dịch forex giá dầu giá vàng Giá xăng dầu Giới Đầu Tư GKFX PRIME học đầu tư kiến thức forex kiến thức đầu tư lạm phát merritrade Phố Wall review sàn SEA INVESTING sàn forex sàn sea investing Thị trường thị trường forex topbroker top sàn trading tỷ giá USD USD USD/JPY VÀNG Đòn bẩy Đồng Đô la đánh giá sàn đầu tư đầu tư chứng khoán đầu tư forex
Topbroker-logoo

Topbroker là trang web review và đánh giá các sàn forex uy tín nhất hiện nay. Những sàn forex mà chúng tôi giới thiệu đều là nơi uy tín, cung cấp dịch vụ tốt nhất và đáp ứng đủ mọi yêu cầu mà bạn mong muốn.

Song với đó, Topbroker còn là nơi chia sẻ mọi tin tức về forex trên thế giới, kiến thức, kinh nghiệm đầu tư tài chính từ cơ bản đến nâng cao.

Tổng quan
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Miễn trừ trách nhiệm
Kiến thức
  • Kiến thức Forex
  • Tin tức Forex
  • Đánh giá sàn Forex uy tín
  • Blog
  • Tài liệu phân tích kỹ thuật
  • Khóa học đầu tư
  • Mở tài khoản sàn Sea Investing
Theo dõi Topbroker
  • Facebook
  • Email
  • Website
  • Linkedin
Cảnh báo rủi ro

Giao dịch Forex và CFD tiềm ẩn nhiều rủi ro và bạn sẽ có nguy cơ mất hết vốn. Vậy nên, hãy cân nhắc trước khi tham gia đầu tư.

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Sàn Giao Dịch Qua Góc Nhìn Của Topbroker
    • Nguyên Lý Phát Triển Cộng Đồng
    • Quy Tắc Đạo Đức
    • Đội Ngũ Biên Tập Dày Dặn Chuyên Nghiệp
    • Độc Giả Nói Gì Về TopBrokervn.com?
  • Kiến thức
  • Tin tức Forex Mới Nhất
  • Đánh giá sàn
  • Blog

© 2021 Top Broker

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In