Nội dung bài viết
Cuộc phỏng vấn với Financial Time
Theo phát ngôn của một quan chức đứng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Năm (31/3), đồng USD có nguy cơ bị mất giá khi các lệnh trừng phạt của phương Tây lên Nga dường như đang truyền cảm hứng cho việc chấp nhận tiền kỹ thuật số mạnh mẽ hơn.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, phó giám đốc của IMF Gita Gopinath chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt tài chính nghiêm ngặt của phương Tây đang diễn ra đã đóng băng phần lớn tài sản tài chính của Nga.
“Đồng USD vẫn đóng vai trò là tiền tệ toàn cầu chính ngay cả trong bối cảnh đó, nhưng sự phân mảnh ở mức độ nhỏ hơn chắc chắn là có thể xảy ra,” bà Gopinath nhận định. “Chúng ta đã thấy điều đó khi một số quốc gia đang đàm phán lại đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các thanh toán giao dịch.”
Theo IMF, ngay cả trước khi xung đột quân sự Nga-Ukrain bùng nổ, việc sử dụng tiền kỹ thuật số đã gia tăng tại các thị trường mới nổi.
“Tôi nghĩ rằng ở các khu vực trên thế giới nơi mọi người không được tiếp cận nhiều với các hình thức tín dụng thông thường, tiền kỹ thuật số và các hình thức tài sản kỹ thuật số liên quan khác có thể bắt đầu đóng một vai trò rất quan trọng,” bà Gopinath nói.
Bất chấp độ phổ biến ngày càng tăng của tiền kỹ thuật số hiện nay, IMF cho rằng với cuộc khủng hoảng địa chính trị đang diễn ra, vẫn rất khó để định lượng việc gia tăng sử dụng tiền kỹ thuật số.
“Đây không phải là một bức tranh dễ ghép lại với nhau. Nhưng chúng tôi đang theo dõi điều này rất chặt chẽ,” bà Gopinath cho biết.
Phân tích kỹ thuật
Bitcoin đã tăng lên ở hợp lưu của các mức hỗ trợ, và có khả năng đã hoàn thành đợt giảm ngắn hạn.
Đồng tiền kỹ thuật số này đang tăng trong một kênh song song tăng dần kể từ ngày 24/1. Mức tăng này cho đến nay đã dẫn đến mức đỉnh 48.189 USD vào ngày 28/3.
Mặc dù giá đã giảm kể từ đó, nhưng vào ngày 1/4 giá đã bật lên tại một điểm hợp lưu của các mức hỗ trợ. Hỗ trợ này được thấy ở 44.450 USD – một khu vực mà trước đó đã bốn lần hoạt động như mức kháng cự. Có khả năng khu vực này hiện đã chuyển sang hỗ trợ. Thêm vào đó, khu vực này còn trùng với vùng giữa của kênh song song tăng dần.
Nếu xu hướng đi lên của Bitcoin tiếp tục sau đợt tăng này, mức kháng cự gần nhất sẽ là 51.000 USD. Đây là mức thoái lui 0,5 Fibonacci khi đo từ mức giá cao nhất mọi thời đại. Hơn nữa, đó là vùng kháng cự nằm ngang và trùng với đường kháng cự của kênh song song.
Động thái của Bitcoin trong ngắn hạn
Biểu đồ 2 giờ cho thấy Bitcoin đã bật lên ở ngưỡng hỗ trợ là mức thoái lui 0,382 Fibonacci khi đo lường phần gần đây nhất của động thái tăng giá. Đây cũng là vùng hỗ trợ ngang ngắn hạn.
Chỉ báo RSI trên biểu đồ 2 giờ đã giảm xuống còn 25. Đây là giá trị quá bán, và lần cuối cùng đạt mức này là vào ngày 14/3.
Vào thời điểm đó, giá đã bắt đầu một xu hướng tăng đáng kể dẫn đến các mức đỉnh hiện tại.
Nếu giá Bitcoin bật lên, sẽ có kháng cự ở 45.900 USD. Đây là mức thoái lui 0,5 Fibonacci và trùng với đường hỗ trợ của kênh song song giảm dần trước đó.
Nếu được xác nhận lại, nó sẽ đóng một phần quan trọng trong việc xác nhận rằng giai đoạn điều chỉnh đã hoàn tất.
Phân tích sóng
Biểu đồ Sóng cho thấy Bitcoin đang ở trong sóng C của một cấu trúc A-B-C (màu đen).
Số lượng sóng phụ có màu trắng, và chỉ ra rằng giá vừa hoàn thành sóng phụ thứ 4.
Do đó, sóng 5 dự kiến sẽ đưa giá lên 50.600 USD. Điều này sẽ cung cấp cho các sóng A:C tỷ lệ 1:1, và sẽ rất gần với vùng kháng cự 51.000 USD được vạch ra trước đó.
Theo beincrypto