Rất nhiều các nhà giao dịch khi nghiên cứu thị trường sẽ tò mò là mối quan hệ giữa đồng Dollar (USD) và giá Dầu (Oil) như thế nào? Tại sao mỗi khi có tình hình bất ổn, hoặc có vấn đề gì xãy ra trên thế giời thì Dollar và Dầu đều biến động rất mạnh. Dường như nó có một mối quan hệ rất bền vững với nhau. Vậy chúng ta cùng xem mối quan hệ đó là gì?
Nội dung bài viết
1. Giá Trị Của Đồng Dollar Nằm Ở Đâu?
Có thể nói, giá trị của đồng Dollars (USD) chính là một phần khiến Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới.
- Từ năm 1944 đến 1971, đồng USD được đo bằng vàng (bản vị vàng)
- Từ năm 1971 tới nay nó được định giá bởi dầu mỏ (bản vị dầu mỏ – petrodollar)
Hiểu đại khái trước kia dùng đồng USD có thể đổi lại Vàng, và ngày nay hầu như chỉ được dùng USD để mua Dầu mỏ – chính bởi thế các quốc gia khác muốn mua Dầu mỏ thì phải cần USD. Tức là các nước khác trên thế giới liên tục có nhu cầu dùng USD để mua Dầu.
Năm 1944, hội nghị Bretton Woods khét tiếng thiết lập đồng USD là đồng tiền dự trữ thế giới, đồng tiền duy nhất gắn với vàng trong khi tất cả các đồng tiền khác gắn với đồng USD, kiểu nó như một thước đo chuẩn. Do đó, đồng USD trở thành đồng tiền sử dụng cho thương mại quốc tế nhiều nhất.
Hệ thống bản vị vàng đã kéo dài cho tới năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng USD. Người Mỹ gây sức ép cho 2 quốc gia là Đức và Nhật Bản phải tăng giá trị các đồng tiền Mác Đức và Yên Nhật. Nhưng đây chỉ là biện pháp tình thế, các quốc gia này miễn cưỡng chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa của các nước đó và gây tổn hại đến xuất khẩu.
2. Thỏa Thuận Mỹ – Arabia Saudi Ra Đời
Thỏa thuận Mỹ – Arabia Saudi ra đời
Khác với Vàng, Dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động mà thiếu nó thì ngành công nghiệp và chế tạo, các loại động cơ không thể hoạt động. Do vậy, Dầu mỏ và thành phần của nó hầu như có mặt trong toàn bộ đời sống, hoạt động của loài người hiện đại. Vì thế, ai làm chủ được nguồn cung Dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu.
Giới cầm quyền Mỹ đã nhìn thấu điều này. Họ đã nhắm tới Arabia Saudi, quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới, Vậy là thỏa thuận Mỹ – Arabia Saudi ra đời.
Theo đó: Mỹ sẽ bảo kê cho Arabia Saudi và có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông. Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản.
- Nhà nước Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng USD.
- Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán của Hoa Kỳ.
Sau Arabia Saudi, lần lượt là toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy cam kết của Mỹ.
Dầu mỏ, thị trường nguyên liệu lớn nhất, được thanh toán hoàn toàn bằng đồng USD. Nếu bạn muốn mua một thùng Dầu mỏ, bạn phải đổi tiền tệ của bạn lấy USD (còn được biết đến với cái tên Dollar dầu mỏ) và dùng nó để trả cho nhà cung cấp dầu. Trong một giao dịch như vậy, bạn làm suy yếu đồng tiền của bạn (bằng việc bán nó) và bạn củng cố giá trị của đồng USD bằng cách làm gia tăng nhu cầu cần nó.
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần Dầu, mua Dầu, vậy làm sao có đồng USD để mua? Vậy là họ phải xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới.
3. Phá Thể Độc Tôn Của Đồng Dollar
Phá thể độc tôn của đồng Dollar
Thế lực nào còn dám chống lại hệ thống Petrodollar (bản vị dầu mỏ) của Mỹ? CHLB Nga (mà tiền thân là Soviet) là nước đã đi tiên phong trong công cuộc phá vỡ sự thống trị của Petrodollar mà chưa bị dập tắt. Chính xác phải nói là nước Nga dưới thời tổng thống V.Putin.
Petrodollar đã hoạt động trơn chu cho đến khi nước Nga của Putin xuất hiện. Nga sẵn sàng bán Dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài USD và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng USD dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đồng USD khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.
Năm 2016 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn mang tên “Golden Tsar” nhằm vào “hệ thống Petrodollas” của Mỹ. Như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng:
- Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng Dollars. Thoát khỏi đồng Dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ
Không chỉ có vậy, Nga cùng Trung Quốc còn tích cực xây dựng một hệ thống tài chính độc lập với hệ thống tài chính Mỹ. Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng USD. Khi Petrodollar sụp đổ, sự thống trị của Mỹ sẽ lung lay dữ dội hoặc mất vị thế là bá chủ thế giới.
4. Vi Dụ Về Xung Đột Mỹ – Iran Xảy Ra 01/2020
Xung đột Mỹ – Iran 2020
Giá Dầu Tăng
Một phương thức đáp trả của Iran là phong tỏa eo biển Hormuz, tuyến đường biển quan trọng, nơi hơn 20% sản lượng dầu toàn cầu được vận chuyển qua. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) gọi eo biển Hormuz là “nút thắt quan trọng nhất của thế giới”.
Iran từng đe dọa làm gián đoạn hàng hải tại eo Hormuz để đáp trả nỗ lực của Mỹ nhằm bóp nghẹt kinh tế Iran. Trong kịch bản này, Tuvey dự đoán giá dầu Brent sẽ lên tới 150 USD/thùng, đẩy lạm phát tại các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lên 3,5 – 4 điểm phần trăm.
- Lượng dầu tiêu thụ trên thế giới khoảng 100 triệu thùng/ngày. Giá dầu tăng 5 USD tương đương thuế 183 tỷ USD một năm, 0,1% GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, khả năng Fed tăng lãi suất để ứng phó lạm phát tăng vì giá dầu vẫn thấp bởi “họ hiểu rõ tác động của giá dầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp thấp và khả năng lạm phát lõi đi lên do thuế nhập khẩu”.
“Mối quan tâm hiện tại là liệu biến động tại Trung Đông sẽ châm ngòi cho xu hướng bán tháo cổ phiếu, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đến mức nào”, Shepherdson kết luận.
Vì vậy, khả năng sẽ tiếp tục tăng nếu căng thẳng Mỹ – Iran kéo dài, đồng thời FED sẽ tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng làm cho đồng USD tăng. Như bạn đã biết ở trên, hiện tại giá Dầu (Oil) đã dần bớt phụ thuộc vào đồng USD bởi các ông lớn Trung Quốc và Nga can thiệp vào.
Giá Vàng Tăng
Khi xãy ra xung đột giữ Mỹ và Iran việc khai thác và vận chuyển Dầu sang phương Tây sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, khiến giá Dầu tăng mạnh. Để mua Dầu ngoài việc sử dụng đồng USD, một số quốc gia có thể sử dụng Vàng là phương tiên thanh toán thay cho đồng USD. Ngoài ra, Vàng là một kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư, có vàng nhà đầu tư hoặc các quốc gia có thể dễ dàng sử dụng nó vào bất cứ mục đích gì, không phải phục thuộc quá nhiều vào quốc gia nào hoặc đồng USD nữa. Vì vậy, nếu xãy ra bất ổn, giá vàng sẽ được đẩy lên cao.