Nghiên cứu thị trường hàng hóa phái sinh là một quá trình lâu dài tìm hiểu và có thể nói là không hề đơn giản đối với các nhà đầu tư. Dầu, đồng, bạc, đậu tương, lúa mì là những ví dụ về các sản phẩm được giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh. Có thể thấy đây đều là những mặt hàng thiết yếu trong đời sống con người,được giao dịch toàn cầu. Do vậy để có thể hiểu được thị trường này NĐT cần phải có cái nhìn từ nhiều khía cạnh. Đồng thời tập hợp các thông tin từ nhiều nguồn và phương tiện khác nhau.
Nội dung bài viết
1. Cập nhật các tin tức cơ bản của thị trường hàng hóa phái sinh
Điều đầu tiên bạn nên quan tâm đó là các yếu tố cơ bản liên quan đến hàng hóa. Giả sử như giao dịch ngũ cốc, bạn nên tìm hiểu các thông tin liên quan đến mùa vụ, thời tiết. Vì các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung ngũ cốc.
2. Báo cáo phân tích, nghiên cứu thị trường hàng hóa phái sinh
Các bài báo cáo nghiên cứu phân tích có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn nên tìm kiếm các nguồn tin đáng tin cậy để nghiên cứu các yếu tố cơ bản của hàng hóa.
Một số công ty môi giới hàng hóa trên thị trường công bố các báo cáo hằng ngày và hằng tuần. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tham khảo. Vì có thể phụ thuộc vào các ý kiến cá nhân của người viết.
Các nhà đầu tư cũng có thể kiểm tra các tin tức hàng ngày trước và sau khi thị trường mở cửa. Điều này giúp nắm bắt được những diễn biến của thị trường.
3. Phương pháp phân tích thị trường
Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là xem xét các số liệu kinh tế và tài chính. Thông tin liên quan đến thị trường hàng hóa phái sinh, đánh giá cung cầu hàng hóa. Bạn phải biết được sản lượng hàng hóa sản xuất, lượng hàng tồn kho. Để xem nguồn cung hàng hóa hiện đang dư thừa hay thiếu hụt. Nếu nguồn cung đang dư thừa, giá của hàng hóa có xu hướng giảm. Nhưng nếu nguồn cung hàng hóa thiếu hụt, giá thường có xu hướng tăng.
Các số liệu này thường được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hoặc Cơ quan thông tin Năng lượng (EIA) công bố. Các báo cáo này thường được phát hành định kỳ hằng tuần hoặc hằng tháng. Nếu dành thời gian thu thập và thống kê dữ liệu, bạn có thể có cơ sở so sánh sản lượng nguồn cung, tồn kho hàng hóa với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thời điểm.
Phân tích kỹ thuật
Trong khi phân tích cơ bản giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cung cầu hàng hóa dựa trên các số liệu, các phân tích kỹ thuật lại giúp đưa ra các phân tích xu hướng giá cả và chuyển động giá trong khi giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh. Các mô hình kỹ thuật giúp xác định xu hướng giá hàng hóa thông qua các dữ liệu giá lịch sử.
Trong giới đầu tư, lịch sử giá của các hàng hóa có xu hướng lặp lại. Do đó, khi tham gia thị trường có thể thống kê và nghiên cứu kỹ thuật dựa trên biểu đồ giá và đưa ra những phỏng đoán về xu hướng giá.
Tuy nhiên, những người tham gia thị trường cùng nhìn vào một dữ liệu giá lịch sử, do đó, có thể họ sẽ cùng đưa ra một quan điểm đầu tư tương tự. Điều này thường dẫn đến tâm lý bầy đàn và có ảnh hưởng lớn đến giá hàng hóa.
Tóm lại
Khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật nên được sử dụng cùng nhau để nắm bắt được diễn biến hàng hóa trên thị trường và dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô cũng quan trọng để xác định xu hướng giá nguyên liệu.
Thị trường hàng hóa biến động có thể là cơ hội để kiếm lời, tuy nhiên, thị trường quá biến động cũng có thể mang lại rủi ro cho nhà đầu tư. Nắm bắt và hiểu những điều cơ bản về thị trường đồng thời xây dựng được chiến lược đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư chủ động và kiếm được lời trên thị trường.