Giao dịch hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư mới đang thu hút khá nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các nhà đầu tư có kinh nghiệm đang tìm kiếm nơi thử thách mới. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều câu hỏi đặt ra trước sự quan ngại của nhiều nhà đầu tư như Giao dịch hàng hóa phái sinh thế nào? Chi phí bao nhiêu và Nên giao dịch hàng hóa phái sinh ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
Nội dung bài viết
Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Giao dịch hàng hóa phái sinh là hoạt động trao đổi mua – bán một khối lượng hàng hóa nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai. Được quy ước thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa. Nhà đầu tư kiếm sẽ kiếm lợi nhuận dựa trên mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Đây được xem là công cụ chống rủi ro về giá dành cho các nông dân hoặc những nhà sản xuất, khẩu – nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư tham gia mà không có nhu cầu trao đổi hàng thực, họ có thể đóng hợp đồng trước thời gian giao nhận, và kiếm lời từ việc chênh lệch giá.
Nhà đầu tư có nên tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh?
Thị trường hàng hóa tại Việt Nam đã và đang được nhiều chuyên gia đánh giá là vô cùng tiềm năm trong những năm gần đây. Với tốc độ phát triển vượt bậc cả trong năm đại dịch 2020, thị trường hàng hóa phái sinh càng thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm và giao dịch.
Tuy nhiên, câu hỏi vẫn luôn được nhiều người quan tâm và e ngại đó là “Liệu có nên tham gia giao dịch hàng hóa tại thời điểm hiện tại? Khi thị trường kinh tế nhìn chung vẫn luôn bất ổn định?”
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, thị trường hàng hóa trong năm 2020 vừa qua đã có nhiều sự tăng trưởng. Khối lượng giao dịch tăng vượt bậc cùng với sự tham gia của ngày càng nhiều thành viên kinh doanh, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và có thêm nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư mong muốn tham gia.
Không những thế, số lượng các loại hàng hóa được phép giao dịch ngày càng gia tăng cũng 1 phần giúp nhiều nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội. Hiện có khoảng 27 hợp đồng tương lai, cùng nhiều dạng hợp đồng khác được phép giao dịch tại Việt Nam như giao dịch liên hàng hóa và liên kỳ hạn.
Tại Việt Nam, nên giao dịch hàng hóa phái sinh ở đâu?
Nếu muốn tham gia đầu tư vào thị trường hàng hóa, các nhà đầu tư phải thông qua 1 thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV). Hiện nay với quy mô thị trường ngày càng rộng lớn, số lượng thành viên kinh doanh của MXV ngày càng gia tăng, dưới đây là 1 số thành viên kinh doanh đầu tiên đi đầu trên thị trường hiện nay:
1. Công ty TNHH đầu tư quốc tế Hữu Nghị
Được thành lập vào năm 2013, công ty TNHH Đầu tư quốc tế Hữu Nghị (Finvest) là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam. Với kim chỉ nam uy tín và chuyên nghiệp, luôn đặt lợi ích của khách hàng là mục tiêu hàng đầu, Finvest vẫn luôn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm qua.
- Email: [email protected]
- Website: www.finvest.vn
- Trụ sở chính: Tầng 11, tòa nhà LADECO, số 266 phố Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
2. Công ty Cổ phần Đầu tư và Môi giới hàng hóa Investplus
Trở thành một thành viên môi giới chính thức của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam từ năm 2018. Investplus được thành lập bởi những nhà kinh doanh nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính nói chung. Investplus luôn hoạt động với phương châm mang lại sự ổn định trong đầu tư và cung cấp dịch vụ môi giới chuyên nghiệp đến các khách hàng.
- Email: [email protected]
- Website: www.commo.vn
- Trụ sở chính: Tầng 12 tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
3. Công ty Cổ phần Saigon Futures
Saigon Futures là một trong những TVKD đầu tiên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Là một trong những TVKD xuất sắc nhất năm 2020.
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn và phân tích thị trường chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, tại Saigon Futures luôn cung cấp cho các khách hàng những báo cáo hàng hóa và nhận định thị trường mới nhất.
Với tiêu chí hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch an toàn, tiết kiệm, Saigon Futures có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ phí đầu tư dành cho các khách hàng giao dịch.