Các chuyên gia tài chính của Forbes khẳng định rằng, những quyết định tài chính thông minh ở độ tuổi 30 sẽ có tác động tích cực và mạnh mẽ đến tương lai sau này. Quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hoặc gặp khó trong hình thành thói quen quản lý tiền bạc, tài sản? Dưới đây là một số gợi ý để bắt đầu.
Có một kế hoạch chi tiêu bài bản sẽ giúp cuộc sống khoa học, quản lý tiền bạc hiệu quả hơn. Việc hoạch định tài chính tạo ra nguồn ngân sách, phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, tránh rủi ro trong dài hạn. Do đó, điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là các kế hoạch tài chính ở độ tuổi 30.
Có thể bắt đầu lập kế hoạch tài chính cá nhân bằng việc luyện tập áp dụng phương pháp kinh điển của T. Harv Eker – còn gọi là phương pháp 6 Chiếc Hũ.
- 55% cho chi tiêu thiết yêu như: ăn uống, nhà ở, đi lại,…
- 10% cho giáo dục đào tạo, phát triển giá trị bản thân: học tập, mua sách, …
- 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
- 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
- 10% cho hoạt tự do tài chính: đầu tư, quỹ đầu tư,…
- 5% cho những hoạt động từ thiện
Độ tuổi 30 được nhiều người nhận định là một bước ngoặt trong đời. Chúng ta cuối cùng cũng bước vào thời điểm thăng tiến trong sự nghiệp và có được mức lương đáng mơ ước. Nếu bạn đang gần đến hoặc đang sống trong những tháng ngày này, có một số bước chuyển tài chính mà bạn phải ưu tiên thực hiện nếu bạn chưa làm trước đó. Dưới đây là năm bước bạn nên tập trung vào.
Nội dung bài viết
Lập quỹ dự phòng
Khi bạn đến độ tuổi 30, không có lý do gì để không có quỹ dự phòng. Nếu không có nó, bạn có nguy cơ phải xử lý một khoản nợ khổng lồ do chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Quỹ dự phòng của bạn nên có giá trị tương đương chi phí sinh hoạt thiết yếu trong 3 tháng của bạn. Vì vậy, nếu bạn chưa có một quỹ như vậy, hãy bắt đầu cắt giảm chi phí và chuyển số tiền tiết kiệm trực tiếp vào quỹ này. Bạn cũng có thể cân nhắc kiếm việc làm thêm để tăng dự trữ tiền mặt của mình. Rất có thể, hầu hết bạn bè của bạn cũng đang làm như vậy.
Bắt đầu xây dựng khoản tiết kiệm
Mặc dù nghỉ hưu có vẻ như là một cột mốc xa vời khi bạn trong độ tuổi 30, tuy nhiên bắt đầu tiết kiệm càng sớm thì bạn càng có nhiều cơ hội để tăng trưởng số tiền của mình. Ví dụ, nếu bạn để ra 300 USD/tháng kể từ khi bạn 32 tuổi và bạn đầu tư tiền tiết kiệm của mình với mức lợi nhuận trung bình 7% /năm (lợi nhuận cao hơn gấp đôi nếu bạn có một danh mục đầu tư nặng về cổ phiếu), thì khi 67 tuổi, bạn sẽ có gần 500.000 USD trong tay. Nếu bạn làm điều này chậm hơn 10 năm, bạn sẽ chỉ có 228.000 USD để sống những ngày vàng của mình.
Có 4 loại bảo hiểm bạn nên tìm hiểu khi quá tuổi 30:
- Bảo hiểm viện phí:Bảo hiểm viện phí giúp chúng ta trang trải một số tiền khá lớn khi nằm viện, khiến dòng tiền trong tài khoản không bị dịch chuyển quá nhiều. Rủi ro là điều mà chúng ta không thể lường trước được. Vậy nên chuẩn bị thật kỹ việc đó bằng việc
- Bảo hiểm nhân thọ:Khác với những phương án đầu tư tiền khác. Có thể chúng ta được rất nhiều, có thể rất ít hoặc trắng tay. Đối với bảo hiểm nhân thọ, chẳng cần đắn đo, cũng chẳng cần suy tính. Lại thêm bảo vệ rủi ro. Có lẽ đến giờ này, chúng ta cũng đã hiểu vì sao bố mẹ lại trích tiền ăn vặt của bạn nhiều đến như vậy để đủ tiền đóng phí bảo hiểm. Vì bố mẹ yêu chúng ta rất nhiều, như cách chúng ta yêu con mình bây giờ.
- Bảo hiểm tai nạn:Thu nhập không quá nhiều có lẽ không phải vấn đề quan trọng. Mức phí bảo hiểm tai nạn hiện nay khá linh hoạt. Thu nhập chúng ta bao nhiêu, chúng ta hãy chọn gói bảo hiểm tai nạn cá nhân bấy nhiêu.
- Bảo hiểm tài sản:Ai dám chắc được từ đây suốt đời, những tài sản của chúng ta vẫn còn nguyên như mới. Chúng ta muốn xe của mình hạn chế được những rủi ro không đáng, đó là lý do tại sao cần mua bảo hiểm cho chúng.
Thoát khỏi món nợ gắn với thẻ tín dụng
Nhiều người trong độ tuổi 20 phải gánh những món nợ phát sinh từ việc sử dụng thẻ tín dụng bởi thu nhập của họ không đủ lớn để họ có thể nhảy ra khỏi ‘cái hố’ đó. Nhưng giờ đây bạn đang ở độ tuổi 30 và hy vọng bạn kiếm được nhiều hơn so với 10 năm trước. Bạn nên hy vọng có thể kiếm được một số tiền đủ lớn để có thể ‘dứt áo’ khỏi khoản nợ dai dẳng này. Nếu không thì làm theo lời khuyên ở trên – cắt giảm chi tiêu và tìm cho mình một việc làm thêm để kiếm thêm để nói lời chào tạm biệt với khoản nợ tốn kém đó để có thể tự chủ về tài chính và cảm thấy tự tin với cuộc sống của mình.