
Dukasbance là một sàn môi giới uy tín hay lại là một cái bẫy lừa đảo qua mạng khác? Bài đánh giá dưới đây sẽ hé lộ lý do bạn không nên tin tưởng sàn môi giới này.
Website của Dukasbance đã bị gỡ bỏ, khả năng cao là do sự can thiệp của cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ FINMA nhưng không thể loại trừ trường hợp sàn môi giới lừa đảo này sẽ quay trở lại.
Cơ quan quản lý: | Không có |
Sàn môi giới này có an toàn không? | Không |
Website: | dukasbance.com |
Bị cảnh báo bởi: | FINMA |
Nơi đăng ký doanh nghiệp chủ quản: | (được cho là) Thụy Sĩ |
Thời điểm thành lập: | 31/01/2023 |
Hỗ trợ nền tảng: | Web |
Đòn bẩy tối đa: | 1:400 |
Tiền nạp tối thiểu: | 250 USD |
Tiền thưởng khi nạp tiền: | Không có thông tin |
Loại tài sản giao dịch: | Forex, hàng hóa, cổ phiếu, tiền điện tử, chỉ số |
Tài khoản Demo miễn phí: | Không |
Cách lấy lại tiền từ sàn môi giới | Vì công ty này khả năng cao sẽ không trả lại tiền cho bạn, hãy liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ, cơ quan quản lý tài chính hoặc chuyên gia để được trợ giúp |
Nội dung bài viết
Dukasbance: Uy tín hay lừa đảo?
Dukasbance tự nhận là sàn môi giới có trụ sở tại Thụy Sỹ. Thụy Sĩ là một trong những quốc gia có cơ quan quản lý thị trường tài chính hàng đầu thế giới – FINMA, với sứ mệnh đảm bảo mọi giao dịch được thực hiện trơn tru.
Vì Thụy Sỹ là khu vực tài phán Hạng 1, tất cả các sàn môi giới có trụ sở tại quốc gia này phải đăng ký và được quản lý bởi FINMA để đảm bảo hoạt động hợp pháp và được phép cấp dịch vụ tại Châu Âu. Qua tìm kiếm, có thể thấy Dukasbance không hề xuất hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Dukasbance, trừ mục cảnh báo.
Đến đây, đã có thể hoàn toàn kết luận rằng Dukasbance không chỉ không được quản lý mà còn bị đưa vào danh sách đen do lừa đảo. Hãy tránh xa những sàn môi giới như Dukasbance và thay vào đó, nên lựa chọn những sàn môi giới được cấp giấy phép và quản lý bởi những cơ quan uy tín như FINMA, FCA (Vương quốc Anh), CFTC (Hoa Kỳ), CySEC (Cộng hòa Séc), ASIC (Úc), IIROC (Canada), …
Những sàn môi giới uy tín sẽ giúp người dùng hưởng rất nhiều lợi ích, tùy theo khu vực tài phán, như bảo vệ số dư âm, tách biệt quỹ tại ngân hàng uy tín, hay thậm chí còn được hưởng chính sách bồi thường trong trường hợp công ty phá sản (lên đến 20.000 EUR).
Dukasbance đã bẫy các nạn nhân như thế nào?
Theo godaddy.com/whois, tên miền của Dukasbance được tạo vào 31/01/2023, và kể từ đó, sàn môi giới lừa đảo này đã nhắm vào rất nhiều trader đến từ các quốc gia như:
– Canada;
– Hà Lan;
– Lithuania.
Có một điều có thể khẳng định đó là Dukasbance không hề có quyền cung cấp dịch vụ tại những khu vực trên. Cảnh báo của FINMA vẫn còn đó, và hãy chú ý tới những cảnh báo này.
Khi đọc những đánh giá của trader về Dukasbance, có thể thấy rất nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ khi sàn môi giới này liên tục yêu cầu trader nạp tiền, sử dụng tài khoản TradingView giả mạo để vẽ nên viễn cảnh lợi nhuận khổng lồ, khiến trader tin tưởng đây là sàn môi giới hợp pháp và rồi trở thành con mồi cho Dukasbance. Lời khuyên cho các trader: Đừng đầu tư vào sàn môi giới lừa đảo này.
Trader nói gì về Dukasbance?
Trên sitejabber.com, đã có rất nhiều đánh giá phàn nàn về việc bị Dukasbance lừa đảo. Đánh giá sau đây đã miêu tả chi tiết cách thức lừa đảo của Dukasbance.
Đây là một đánh giá được đăng tải vài ngày trước khi FINMA phát đi cảnh báo về Dukasbance:
“Dukasbance là một kẻ lừa đảo giao dịch. Chúng lừa tiền, dùng tài khoản TradeView giả mạo để người dùng thấy lợi nhuận tăng trưởng nhanh, rồi yêu cầu người dùng đầu tư nhiều tiền hơn, nếu không đầu tư thì sẽ gây áp lực lên người dùng, và nếu bạn vẫn quyết định không đầu tư, chúng sẽ cắt đứt mọi liên hệ với bạn. Dukasbance không trả lời điện thoại, không phản hồi email, còn người dùng thì mất tiền. Dukasbance là quân lừa đảo! Hãy bảo vệ tiền của mình”
- Người dùng Sitejabber, 14/6/2023
Các nền tảng giao dịch trên Dukasbance
Dukasbance chỉ cung cấp nền tảng giao dịch sử dụng website, như bao sàn môi giới lừa đảo khác. Đây là cổng giao dịch cơ bản và dễ để lừa đảo nhất.
Tuy nhiên WebTrader là một website quá đỗi đơn giản và không có tác dụng, chỉ cung cấp một vài biểu đồ, đồ thị và chỉ báo cơ bản, không hề có những công cụ nâng cao như giao dịch tự động, báo cáo thị trường trực tiếp, hay tối ưu hóa chi nhánh, …
Tệ hơn nữa, sàn môi giới này còn cho người dùng xem tài khoản TradingView giả mạo và những con số lợi nhuận ảo. Dukasbance không hỗ trợ những nền tảng giao dịch uy tín đến từ bên thứ ba như MT4, MT5, cTrader hay SiriX.
Thị trường
Dukasbance hỗ trợ các loại tài sản và công cụ giao dịch bao gồm:
– Các cặp Forex: EUR/USD, AUD/CAD…
– Chỉ số: S&P 500, NADSAQ 100…
– Hàng hóa: ngô, dầu, vàng…
– Cổ phiếu: Apple, Tesla, Microsoft…
– Tiền điện tử: BTC, ETH, USDT…
Đòn bẩy tối đa của Dukasbance là 1:200 đối với giao dịch CFD và 1:400 đối với các cặp Forex. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng quy định của Thụy Sỹ chỉ cho phép đòn bẩy tối đa là 1:30, tức là Dukasbance đang làm trái quy định.
Đòn bẩy quá cao đích thị là một con dao hai lưỡi; bạn có thể thắng đậm nhưng cũng có thể mất rất nhiều, do đó mới phải có các quy định về giới hạn đòn bẩy.
Về chênh lệch, Dukasbance hứa hẹn phí chênh lệch vô cùng hấp dẫn, chỉ 0,2 pip đối với các cặp Forex, 0,1% tới 0,5% đối với CFD và giao dịch cổ phiếu. Đây là những mức phí khá cạnh tranh, nhưng hãy nhớ rằng Dukasbance là một sàn môi giới không được quản lý và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Tiền nạp tối thiểu của Dukasbance
Tiền nạp tối thiểu trên Dukasbance là 250 USD. Đây là số tiền nạp thường thấy ở các sàn môi giới. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng đã phàn nàn rằng Dukasbance liên tục dụ dỗ người dùng đầu tư thêm tiền.
Sàn môi giới lừa đảo này không cung cấp tài khoản demo, do đó, người dùng sẽ không thể trải nghiệm các tính năng trên sàn trước khi đầu tư tiền thật. Điều này rất nguy hiểm bởi Dukasbance hoạt động trái phép và đã bị cảnh báo bởi FINMA.
Dukasbance bị tố “hút máu” trader một cách trắng trợn để rồi biển thủ số tiền đó. Người dùng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề khi rút tiền trên Dukasbance.
Rút tiền trên Dukasbance
Dukasbance cho phép nhiều phương thức thanh toán như:
– Thẻ tín dụng/ghi nợ;
– Chuyển khoản;
– Ví điện tử (Skrill, Neteller);
– Tiền điện tử.
Mặc dù không chắc tất cả những phương thức trên đều khả dụng nhưng có vẻ thẻ tín dụng/ghi nợ là phương thức thanh toán cơ bản của sàn môi giới này. Một ưu điểm của phương thức thanh toán này là bạn có thể yêu cầu hoàn tiền trong vòng 540 ngày kể từ ngày giao dịch để lấy lại tiền.
Dukasbance – Sàn lừa đảo giao dịch điển hình
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy Dukasbance không phải một sàn môi giới đáng tin cậy. Dukasbance đã hoạt động được 5 tháng cho tới khi bị FINMA cảnh báo và chấm dứt hoạt động.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Có thể giao dịch những gì trên Dukasbance?
Dukasbance cho phép giao dịch nhiều loại tài sản như các cặp Forex, CFD và tiền điện tử trên nền tảng giao dịch sử dụng website.
Dukasbance có phải sàn môi giới an toàn không?
Câu trả lời là không. Dukasbance được cho là có trụ sở tại Thụy Sỹ, tuy nhiên, cơ quan quản lý FINMA của quốc gia này đã phát đi cảnh báo về Dukasbance.
Làm thế nào để lấy lại tiền từ Dukasbance?
Bạn có thể yêu cầu hoàn tiền hoặc sử dụng CipherTrace.