Cặp tỷ giá NZD/USD đang bám sát nhịp hồi trước đó. Trong phiên giao dịch ngày 12/8, cặp tỷ giá giảm nhẹ về 0,6430.
Nội dung bài viết
Phân tích kỹ thuật
Nhịp giảm mới nhất của cặp NZD/USD từ đường kháng cự dốc lên nối từ ngày 08/07 cùng nhịp thoái lui khỏi đường DMA 100 cũng đã xác nhận cho tín hiệu giằng co gần đây của chỉ báo RSI xung quanh vùng quá mua. Với diễn biến này, phe bán NZD/USD có thể sẽ nhảy vào cuộc chơi trở lại.
Tuy nhiên, mức cao nhất ngày 16/06 cùng mức đỉnh đầu tháng 8, lần lượt ở khoảng 0,6395 và 0,6350, sẽ hạn chế đà giảm NZD/USD trong ngắn hạn.
Tiếp theo sau đó, đường hỗ trợ tăng dần kéo dài một tháng qua gần mức 0,6255 cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng và cần phải chú ý theo dõi.
Trong khi đó, đường DMA 100 và đường kháng cự nói trên, lần lượt ở khoảng 0,6435 và 0,6455, sẽ có tác dụng cản đà tăng ngắn hạn của NZD/USD.
Ngay cả khi NZD/USD tăng vượt mốc 0,6455, thì mức đỉnh gần nhất quanh vùng 0,6465 có thể sẽ đóng vai trò kháng cự trước khi phe mua hướng lên mức đỉnh tháng 6 tại 0,6575.
NZD/USD: Biểu đồ hàng ngày
Xu hướng: dự kiến giảm
Các mức kỹ thuật quan trọng
GIÁ TRONG NGÀY | ||
Giá cập nhật | 0,6431 | |
Biến động giá | -0,0005 | |
Biến động % | -0,08% | |
Giá mở cửa | 0,6436 |
XU HƯỚNG | |
SMA 20 | 0,6269 |
SMA 50 | 0,6273 |
SMA 100 | 0,6447 |
SMA 200 | 0,6626 |
CÁC MỨC QUAN TRỌNG | |
Cao nhất hôm qua | 0,6464 |
Đáy hôm qua | 0,6283 |
Cao nhất tuần trước | 0,6353 |
Thấp nhất tuần trước | 0,6212 |
Cao nhất tháng trước | 0,633 |
Thấp nhất tháng trước | 0,6061 |
Fibonacci 38,2% hôm nay | 0,6394 |
Fibonacci 61,8% hôm nay | 0,6352 |
Điểm xoay S1 | 0,6325 |
Điểm xoay S2 | 0,6213 |
Điểm xoay S3 | 0,6144 |
Điểm xoay R1 | 0,6506 |
Điểm xoay R2 | 0,6575 |
Điểm xoay R3 | 0,6686 |
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ cao kích hoạt làn sóng bán tháo USD
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ trong tuần trước đã tăng lên 262.000 đơn, chạm mức cao mới kể từ tháng 11/2021 và cho thấy thị trường lao động nước này có thể đang hạ nhiệt.
Theo báo cáo do Cục Thống kê Lao động (BLS) thuộc Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 11/8, trong tuần kết thúc vào ngày 6/8, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng 14.000 người. Con số này đảo ngược so với mức giảm 248.000 người (số liệu đã qua sửa đổi) của tuần trước đó.
Báo cáo cũng cho thấy, mức trung bình động trong bốn tuần của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu, một phương pháp tính toán để khắc phục những biến động về dữ liệu, đã tăng 4.500 đơn lên 252.000 đơn.
Trước đó, tổng số đơn xin trợ cấp đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ là 166.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 19/3. Nhưng vào những tháng gần đây, các số liệu đang có xu hướng tăng lên trong bối cảnh lạm phát phi mã và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng mạnh lãi suất để kiềm chế giá cả.
Bộ Lao động Mỹ tuần trước đã báo cáo cho thấy các nhà tuyển dụng nước này đã bổ sung thêm 528.000 việc làm trong tháng 7/2022, bất chấp lo ngại suy thoái kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức thấp ghi nhận trước đại dịch là 3,5%, báo hiệu một thị trường lao động vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng khi Fed đẩy mạnh cuộc chiến chống lại lạm phát tăng vọt, thị trường việc làm của Mỹ có thể sắp phát triển theo chiều hướng tồi tệ hơn.
Chủ tịch Fed Jerome Powell gần đây từng cho biết quá trình giảm lạm phát có thể sẽ dẫn đến một giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp hơn cùng việc một số điều kiện của thị trường lao động yếu đi.
Nếu các dữ liệu trên yếu kém hơn dự tính, thì điều này sẽ giúp đẩy nhanh làn sóng bán tháo đồng USD vì lúc này xác suất tăng 75 điểm cơ bản lại càng thấp hơn. Kịch bản ngược lại cũng có thể xảy ra nhưng thị trường khó có khả năng phản ứng quá tích cực đối với các dữ liệu hiện nay.